Theo báo cáo mới đây của JPMorgan, cho biết đồng đô la Mỹ có thể sẽ bị giảm sự thống trị nếu các loại tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) phát hành rộng rãi.
Hai nhà phân tích của JPMorgan là Josh Younger và Michael Feroli vừa đưa ra lập luận rằng:
Một số Ngân hàng Trung ương của các nước đang ráo riết nghiên cứu và phát triển đồng tiền kỹ thuật số của NHTW (CBDC). Và nếu các loại tiền này được các quốc gia trên thế giới đồng loạt phát hành rộng rãi thì điều này có thể làm suy yếu sức mạnh địa chính trị của Mỹ
Mặc dù hiện tại khó có thể làm mất vị thế của đồng đô la Mỹ trong vai trò là đồng tiền dữ trữ của thế giới. Nhưng ở khía cạnh nào đó nếu CBDC được phổ biến rộng rãi thì sự thống trị của đồng đô la Mỹ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, trong đó bao gồm thanh toán thương mại…
Nếu CBDC được phát triển thì Mỹ có thể sẽ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất. Đây chủ yếu xoay quanh quyền bá chủ đồng đô la của Mỹ.
Vì trước giờ đồng đô la Mỹ đóng vai trò quan trọng là tiền dự trữ toàn cầu và là phương tiện trao đổi thương mại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ, vì thế đồng đô la Mỹ có những lợi thế rất to lớn.
Tuy nhiên, nếu những lợi thế đó bị mất, Feroli và Younger dự đoán rằng Mỹ sẽ gặp khó khăn trong việc thực thi các biện pháp trừng phạt kinh tế và kiểm soát tài chính khủng bố.
Mỹ hiện tại không có kế hoạch phát hành tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) nhưng các nhà phân tích cho rằng “các giải pháp thanh toán xuyên biên giới đang được xây dựng dựa trên đồng đô la kỹ thuật số” có thể là “một khoản đầu tư rất khiêm tốn để bảo vệ đồng đô la Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu”
Cuối cùng, nhóm phân tích này kết luận: “Đối với các nước có thu nhập cao và đặc biệt là Mỹ, thì tiền kỹ thuật số hay tiền điện tử là một bài toán trong quản lý rủi ro địa chính trị”
- Trung Quốc đang tìm cách cấm các hoạt động khai thác tiền điện tử?
- Hedera Hashgraph (HBAR) là gì? Chi tiết về đồng HBAR Coin
- Thị trường Bitcoin cần chuẩn bị cho sự hỗn loạn sắp diễn ra