Thứ Năm, 25 Tháng Tư 2024

Hedera Hashgraph (HBAR) là gì? Chi tiết về đồng HBAR Coin

Hedera Hashgraph là gì? Tổng quan về dự án và đồng HBAR

Trong bài viết này, Blogtienao sẽ giới thiệu đến bạn hệ sinh thái Hedera Hashgraph và đồng coin HBAR. Có thể nói, đây là một dự án đầy tiềm năng và quy tụ được một nhóm các nhà lãnh đạo gồm các ông lớn trong nền kinh tế thế giới.

Hãy cùng Blogtienao tìm hiểu nhé!

Hedera Hashgraph là gì?

Hedera Hashgraph là một sổ cái phân tán công khai, có cơ quan chủ quản hỗ trợ các ứng dụng phi tập trung chạy ở quy mô web. Dữ liệu trên Hedera sẽ được ghi lại trên DAG (Directed Acyclic Graph), thay vì trên chain như những nền tảng Blockchain thông dụng hiện nay.

Với công nghệ độc đáo, nền tảng tạo ra một hệ sinh thái đáng tin cậy; cho phép các cá nhân và doanh nghiệp an tâm tương tác với nhau mà không cần gặp gỡ trước; giao dịch với mức phí rẻ, nhanh chóng và không cần đến bên thứ ba.

Một điểm đặc biệt của nền tảng là đạt được kết quả tương tự như các blockchain công khai phổ biến hiện nay (Bitcoin, Ethereum…) nhưng với tốc độ nhanh hơn, công bằng hơn, tiết kiệm năng lượng và an toàn.

HBAR là gì?

HBAR thuộc loại token tiện ích và đây cũng là token gốc của hệ sinh thái Hedera. Đồng tiền này chủ yếu dùng để duy trì mạng lưới.

Sự khác nhau cơ bản giữa Hashgraph và Blockchain

Sự khác nhau giữa Hashgraph và Blockchain

Hedera Hashgraph – Sổ cái công khai thế hệ thứ 3

Sổ cái công khai thế hệ thứ ba

Như bạn biết, Blockchain sử dụng proof-of-work làm cơ chế đồng thuận để rồi phải đối mặt với một số khó khăn như: tốn nhiều năng lượng (điện), yêu cầu phải có thợ đào, xử lý giao dịch chậm nhằm đạt được mức độ bảo mật, tiêu thụ băng thông lớn khiến cho phí trở nên đắt đỏ dù là chỉ với một giao dịch đơn giản.

Ngược lại, mạng lưới của Hedera sẽ không gặp những vấn đề trên nhờ sử dụng những công nghệ tốt. Một vài trong số đó là:

DAG (Directed Acyclic Graph)

DAG (Directed Acyclic Graph)

Như đã nói ở phần đầu, dữ liệu trên Hedera sẽ được ghi lại trên DAG thay vì trên chain. Trong các DAG, người tham gia mạng sẽ đóng vai trò là các nút. Các nút này sẽ xác thực chéo các giao dịch của nhau.

Nhờ đó mà tốc độ giao dịch sẽ nhanh hơn vì không cần phải khai thác khối và đạt được sự đồng thuận sớm hơn.

Gossip Protocol và asynchronous Byzantine-Fault Tolerance (aBFT)

Gossip Protocol

Về cơ chế đồng thuận, Hedera Hashgraph sử dụng Gossip Protocol và asynchronous Byzantine-Fault Tolerance (aBFT).

Việc sử dụng Gossip Protocol sẽ giúp các nút trong mạng trao đổi dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, chúng cũng sẽ tự động xây dựng cấu trúc dữ liệu hashgraph.

Còn về aBFT thì chỉ yêu cầu hai phần ba các nút mạng để xác nhận giao dịch. Đây là một cơ chế mà những nhà sáng lập dự án gồm Tiến sĩ Leemon Baird và Mance Harman tin rằng có độ an toàn cao.

Nhờ thế mà các giao dịch trong nền tảng chỉ cần 3-5 giây để xử lý; và thông lượng ban đầu được giới hạn ở 10.000 TPS. Nhưng khi mạng trở nên “trưởng thành” thì con số TPS sẽ tăng cao hơn.

Ra mắt mainnet và các dịch vụ mà nền tảng cung cấp

mainnet

Vào 16/9/2019, Hedera Hashgraph đã tung ra phiên bản beta công khai của mainnet. Phiên bản này hứa hẹn có thể xử lý 10.000 giao dịch/giây (TPS) và sẽ cung cấp ba dịch vụ:

  • Tiền điện tử: Bằng cách sử dụng đồng HBAR (tiền điện tử gốc của hệ sinh thái), giao dịch của người dùng sẽ có độ trễ thấp và phí cũng thấp hơn
  • Smart Contract: Cho phép xây dựng một lớp ứng dụng mới như thị trường đấu thầu phi tập trung
  • Dịch vụ tệp: Mục đích của dịch vụ tệp là quản lý thông tin đăng nhập và xác minh dữ liệu tồn tại ở một thời điểm nhất định với dấu thời gian công bằng

Mức phí giao dịch trung bình

Trên website của Hedera, họ tuyên bố mức phí trung bình sẽ vào khoảng 0.0001 USD, thấp hơn mức trung bình của Bitcoin (ở khoảng 0.20 USD).

Tổng quan về đồng HBAR Coin

Tổng quan về token HBAR

Trường hợp sử dụng của HBAR

  • Cung cấp năng lượng cho các ứng dụng phi tập trung
  • Xây dựng các mô hình kinh doanh thanh toán ngang hàng và thanh toán vi mô
  • Bỏ phiếu để bảo vệ mạng lưới
  • Trả các khoản phí mạng phát sinh khi sử dụng các dịch vụ, như smart contract, lưu trữ tệp hoặc chuyển tiền điện tử
  • Staking và dùng để trở thành các nút xử lý giao dịch
  • Trả thưởng cho các nút

Cách sở hữu token HBAR

Hiện bạn có thể mua trực tiếp trên các sàn giao dịch đã niêm yết token này gồm: Binance, OKEx, Bittrex, CoinEx,…

ngoài tả bạn có thể đóng góp vào mạng lưới Hedera như trở thành node để được nhận phần thưởng bằng HBAR.

Ví lưu trữ

Hiện dự án đã phát hành ví di động và ví web dành riêng cho HBAR, bạn có thể download ngay link dưới đây:

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng ví Ledger Nano S, Ledger Nano X, Atomic Wallet, BRD,… để lưu trữ.

Đội ngũ phát triển

Đội ngũ phát triển hedera

Dự án Hedera là đứa con tinh thần của Tiến sĩ Leemon Baird – đồng sáng lập, CTO và CSO (Giám đốc khoa học). Ông có bằng Tiến sĩ Khoa học Máy tính, có nhiều bằng sáng chế khác nhau và là tác giả của nhiều ấn phẩm tạp chí học thuật.

Bên cạnh Leemon Baird là Mance Harman – nhà đồng sáng lập và đồng thời cũng là CEO của dự án. Cả Baird và Harman đã làm việc cùng nhau tại Trio Security, và sau đó tại BlueWave Security.

Các thành viên khác trong đội ngũ phát triển cũng là những người có học vấn cao và thâm niêm trong ngành này.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về team tại đây.

Được quản lý bởi những gã khổng lồ trong giới tài chính

Hội đồng quản trị Hedera

Có một điều rất đặc biệt trong dự án Hedera là sẽ có một hội đồng quản trị gồm 39 tổ chức và doanh nghiệp hàng đầu trong giới tài chính.

Tính đến hiện tại, hội đồng này đã thu hút sự tham gia một số ông lớn gồm Boeing, Google, Deutsche Telekom, IBM, Swisscom Blockchain, và Tata Communications…

Theo như Hedera tuyên bố thì: “Các thành viên hội đồng cam kết điều chỉnh các thay đổi phần mềm, đồng thời mang lại sự ổn định và tiếp tục phân cấp cho nền tảng”.

Dự án cho biết thêm mỗi một thành viên hội đồng quản trị sẽ sở hữu một phiếu bầu. Điều này nhằm để tránh cho việc “quyền lực” tập trung quá nhiều vào một thực thể.

Ngoài ra, các thành viên trong hội đốn sẽ được thay đổi sau vài năm. Cụ thể, mỗi thành viên sẽ có tối đa 2 nhiệm kỳ ba năm liên tiếp.

Ưu điểm của hệ sinh thái 

Với những thông tin trên, bạn có thể dễ dàng thấy được dự án sử dụng nhiều công nghệ mới; một đội ngũ phát triển mạnh.

Bên cạnh đó, thuật toán đồng thuận aBFT mang lại khả năng bảo mật cao; chống lại các cuộc tấn công hiệu quả mà không cần dùng đến proof-of-work (thứ nặng nề và đắt đỏ) là một lợi thế lớn.

Bằng chứng về điều này là các thử nghiệm gần đây cho thấy số lượng TPS rất cao, độ trễ thấp, có nghĩa là nền tảng có khả năng mở rộng cao.

Sau cùng, cấu trúc hội đồng quản trị mới sẽ giúp Hedera thực sự phân cấp và ổn định.

Nhược điểm của hệ sinh thái 

Có một điều nghịch lý ở đây chính là ưu điểm trở thành nhược điểm – hội đồng quản trị.

Nhiều nghi vấn đã được đặt ra xung quanh mô hình quản trị này. Nghi vấn lớn nhất là liệu 39 thành viên trong hội đồng có thực sự độc lập? Cần biết một điều là không phải thành viên nào cũng là “gã khổng lồ, đầy quyền lực”.

Nếu nhìn rộng hơn, bạn sẽ thấy mô hình này khá giống với tổ chức “Liên Hợp Quốc”. Trong tổ chức này, mỗi quốc gia cũng đều có

Có nên đầu tư vào HBAR không?

Nên đầu tư hay không?

Đây chắc hẳn là câu hỏi mà bất kỳ ai đang quan tâm đến dự án này đều đặt ra.

Như những gì Blogtienao đã thông tin đến bạn ở trên, đây là một dự án tiềm năng khi sở hữu khá nhiều điều “đặc biệt”. Tuy nhiên, dự án không phải không có những nhược điểm.

Vì thế, Blogtienao không khuyến khích bạn đầu tư khi chưa nghiên cứu kỹ. Để trở thành một nhà đầu tư thành công, tố chất cần thiết đầu tiên là cẩn trọng và tự đưa ra quyết định chứ không phải nghe theo “lời khuyên từ chuyên gia”.

Lời kết

Chúng tôi hi vọng bài viết này đã cung cấp đủ thông tin mà bạn muốn biết về dự án. Nếu còn gì thắc mắc, đừng ngần ngại mà hãy đặt câu hỏi ngay dưới phần bình luận bài viết hoặc trên trang Facebook của Blogtienao, chúng tôi sẽ trả lơi ngay khi nhận được.

Chúc bạn đầu tư thành công!

3.4/5 - (5 bình chọn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

- Advertisement -