Vào tháng 1 năm 2021, nhà phân tích Mike McGlone của Bloomberg dự đoán rằng giá Bitcoin sẽ đạt 50.000 USD vào một thời điểm nào đó trong năm nay. Vào thời điểm đó, giá trị của tài sản tiền điện tử hàng đầu chỉ dao động trên 30.000 USD và mốc 50.000 USD có vẻ còn rất lâu mới xuất hiện.
Thế nhưng, chưa đầy một tháng sau và ông vua tiền điện tử không chỉ vượt qua mốc này mà còn tăng lên trên cả 56.000 USD. Và dường như không gì có thể ngăn cản Bitcoin tiến xa hơn nữa.
Đà tăng giá đã chứng kiến Bitcoin tăng gần gấp đôi giá trị kể từ đầu năm 2021, khi bắt đầu vào cuối năm 2020, toàn bộ ngành công nghiệp tiền điện tử bắt đầu chứng kiến một đợt tăng giá vượt qua bất kỳ chu kỳ nào trong quá khứ, đặc biệt là năm 2017.
Vì vậy, với việc Bitcoin chạm mốc 56.000 USD, câu hỏi trong đầu mọi người lúc này là: Điều gì sẽ diễn ra tiếp theo? Tương lai giá cả sẽ tăng đến đâu, quy định và việc áp dụng “vàng kỹ thuật số” sẽ có những tác động như thế nào?
Lịch sử giá Bitcoin ngắn gọn
Một trong những điều đã góp phần vào sự hấp dẫn của Bitcoin là vị thế của nó như là loại tiền điện tử đầu tiên. Được tạo ra vào năm 2009 bởi một người hoặc một nhóm có biệt danh là Satoshi Nakamoto, ý tưởng đằng sau việc tạo ra nó là để phục vụ như một sự thay thế cho hệ thống ngân hàng truyền thống đang dần lụn bại.
Tuy nhiên, sự vươn lên dẫn đầu và được công chúng chấp nhận không hề đơn giản hay dễ dàng. Tiền điện tử hầu như không tồn tại, không có bất kỳ giá trị đáng kể nào trong nhiều năm. Chỉ đến năm 2011, giá trị của nó mới tăng lên mức 10 USD ít ỏi.
Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu Âu vào năm 2013 đã cho phép tài sản nay bắt đầu xâm nhập vào các thị trường khác bên ngoài Hoa Kỳ; và với quan điểm Bitcoin có thể đóng vai trò là một giải pháp thay thế khả thi cho các loại tiền tệ fiat truyền thống đã giúp nó sớm được mọi người chú ý. Đồng thời, vào thời điểm này, một số loại tiền điện tử khác đã xuất hiện dựa trên mã nguồn mở Bitcoin với một số chỉnh sửa nhỏ.
Nhưng sự gia tăng giá trị của Bitcoin là một sự ổn định (ngay cả khi nó nổi tiếng là luôn có những biến động lớn trong ngắn hạn), vì Bitcoin đã luôn tăng thêm các số 0 từ năm này qua năm khác.
Mặc dù vậy, tài sản đã có một vài đợt tăng giá khủng kể từ khi được tạo ra, đợt tăng giá lớn đầu tiên là vào năm 2013, khi nó vượt qua mốc 1.000 USD. Vào năm 2017, nó đã vượt qua mốc 10.000 USD và tiến rất gần đến mốc 20.000 USD khi đạt mức cao trên 19.900 USD
Tuy nhiên, tiếp sau những mức cao đó là các đợt sự sụt giảm nghiêm trọng vào năm sau. Giá trị đã giảm từ 19.783 USD vào tháng 12 năm 2017 xuống còn 3.300 USD vào tháng 12 năm 2018. Từ đó, giá Bitcoin trở nên ổn định hơn và từ từ bắt đầu tăng trở lại mức đỉnh. Phải mất gần hai năm để tiền điện tử này đạt lại mức cao nhất mọi thời đại trước đó và cuối cùng nó đã cán mốc 20.000 USD vào tháng 12 năm 2020.
Bitcoin tiếp tục đà tăng của năm 2020 ngay từ những ngày đầu tiên của năm 2021 khi nó tiếp tục đạt được các cột mốc mới, dường như là mỗi ngày. Sau khi kết thúc năm 2020 ở mức khoảng 28.000 USD, tài sản đã nhanh chóng tăng lên mức cao nhất khoảng 40.000 USD vào tháng 1 năm 2021, trước khi chứng kiến đợt điều chỉnh nhỏ.
Vào tháng 2, Tesla đã công bố khoản đầu tư 1.5 tỷ USD vào Bitcoin, cộng với sự gia nhập của các tổ chức khác như BNY Mellon, đã đóng một vai trò trong việc giúp giá trị của tài sản tiếp tục tăng, nhích gần 50.000 USD trước khi cuối cùng vượt qua con số này vào ngày 16/2/2021, đúng hai tháng sau khi chạm lại mốc 20.000 USD lần đầu tiên.
Điều gì diễn ra tiếp theo?
Giờ đây, khi Bitcoin đã vượt qua ngưỡng 50.000 USD, có một số điều mà những người đam mê tiền điện tử cũng như những người hoài nghi đang muốn biết trong lúc này là: Liệu giá trị của Bitcoin có tiếp tục tăng từ đây hay chúng ta sẽ chứng kiến một đợt sụt giá lớn khác như đã thấy vào năm 2017?
Sự thật là rất khó nói chính xác, nhưng các nhà phân tích và dự báo giá có thể cung cấp cho chúng ta một số ý tưởng về những gì có thể diễn ra.
Dự báo giá
Chỉ một số nhà đầu tư và nhà phân tích có thể dự đoán được sự gia tăng mạnh mẽ của giá Bitcoin và giám đốc quỹ đầu tư Mike Novogratz là một trong số đó. Novogratz đã từng dự đoán rằng Bitcoin sẽ đạt đỉnh ở mức 65.000 USD vào năm 2021.
Con số này có vẻ đã quá lạc quan vào thời điểm ông đưa ra dự đoán, nhưng khi Bitcoin đã vượt mốc 50.000 USD vào tháng này thì có vẻ như con số 65.000 USD ấy không còn xa vời nữa.
Thế nhưng, vẫn có một dự đoán khác vẫn còn có vẻ khá xa vời là của Tom Fitzpatrick – nhà phân tích của Citibank – người đã nói rằng Bitcoin sẽ đạt đỉnh 318.000 USD vào cuối năm 2021.
Nhìn vào những đợt tăng giá trước đây và xu hướng giá hiện tại, có vẻ như sẽ có một phép màu để điều đó xảy ra. Như Bitcoin đã được biết đến là thứ tài sản luôn có thể mang đến những đợt bùng nổ đáng ngạc nhiên; vì vậy, sẽ chẳng hại gì nếu cứ tiếp tục giấc mơ trăm ngàn đô đó.
Về mặt phân tích kỹ thuật, nhiều nền tảng tiền điện tử cũng đã đưa ra một số dự báo giá. Ví dụ, DigitalCoinPrice tin rằng Bitcoin sẽ đạt mức cao hơn 86.000 USD vào cuối năm nay; hay ngân hàng đầu tư JPMorgan Chase đã dự đoán rằng Bitcoin có thể đạt mức 146.000 USD trong 10 tháng tới.
Dù với con số nào đi chăng nữa thì tất cả những dự đoán này đều có một điểm chung; các nhà phân tích đều thấy giá trị của Bitcoin sẽ tăng lên.
Tăng sự chấp nhận
Mặc dù khó có thể nói chắc chắn điều gì sẽ xảy ra với giá Bitcoin, nhưng có một điều chắc chắn rằng: Tài sản đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư tổ chức.
Vấn đề chính mà hầu hết các nhà đầu tư tổ chức gặp phải với Bitcoin là tính biến động mạnh của nó. Nhưng trong bối cảnh kinh tế lạm phát leo thang như hiện nay, nơi mà việc không chấp nhận rủi ro dường như lại là một rủi ro đáng kể hơn, thế nên các nhà đầu tư dường như đã sẵn sàng đặt cược vào Bitcoin.
Với các công ty như MicroStrategy, Tesla và Square đã đầu tư hoặc có kế hoạch chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin, các tổ chức doanh nghiệp khác cũng đang xem xét tham gia nhóm này vì họ không muốn bị bỏ rơi.
Mastercard đã công bố kế hoạch tạo điều kiện cho các giao dịch Bitcoin. Apple dường như đang xem xét việc đầu tư, và như đã nói ở trên, BNY Mellon có kế hoạch đưa tài sản kỹ thuật số vào các dịch vụ của mình.
Ngay cả JPMorgan cũng lạc quan về bitcoin. Vì vậy, bạn thấy đấy, các tổ chức lớn đã bắt đầu hỗ trợ hoặc phải chấp nhận quan điểm rằng BTC là hiện tại và là tương lai, nếu không thì sẽ bị bỏ lại phía sau.
Tuy nhiên, việc áp dụng không có nghĩa là Bitcoin sẽ trở thành đồng tiền dự trữ thế giới, nhiều người tin rằng nó sẽ chỉ trở thành một nơi lưu trữ giá trị.
Hơn nữa, mức giá hiện tại và khả năng có tầm quan trọng cao hơn nữa trong tương lai có thể thực sự khiến Bitcoin khó trở thành một loại tiền tệ giao dịch tiêu chuẩn. Do đó, theo thời gian, chúng ta có thể chứng kiến nhiều tổ chức sẽ dùng tiền điện tử như một phương tiện lưu trữ giá trị hơn là một phương thức thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ.
Sự rõ ràng về quy định
Khi Bitcoin tiếp tục tăng cao hơn, nhiều quy định không chỉ có vẻ khả thi mà chúng đã trở thành một điều tất yếu. Sự gia tăng giá trị đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro, từ đó các nhà quản lý nhận ra các mối nguy hiểm khi nhận thức của cộng đồng đối với Bitcoin là không đủ. Cần phải có hành động.
Điều này được chứng minh trong một tuyên bố gần đây của ủy viên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ, Hester Peirce, người nói rằng hiện tại có nhu cầu cấp bách về sự rõ ràng hơn về quy định liên quan đến việc sử dụng tiền điện tử.
Khi BTC trở nên phổ biến hơn, các cơ quan quản lý phải chủ động hơn và có cái nhìn rõ ràng hơn về cách ngành công nghiệp này có thể phục vụ lợi ích của người dân. Họ nên tránh các hành động phản kháng, như chính phủ Nigeria hay Ấn Độ, cả hai đều đã quyết định cấm tiền điện tử và xem chúng như bước đi sáng suốt.
Thay vào đó, cần phải cung cấp nhiều quy định rõ ràng hơn cho ngành vì rõ ràng, đây là đồng tiền của tương lai.
Có thể bạn quan tâm:
- Một tuần điên rồ của tiền điện tử: Bitcoin, ETH, BNB và hàng loạt dự án DeFi đều bứt phá mạnh mẽ
- SEC tiếp tục công kích Ripple, cáo buộc công ty đã lừa nhà đầu tư và thao túng giá XRP
- Elon Musk trả lời CEO Binance về việc Tesla đầu tư Bitcoin