Thứ Ba, 19 Tháng Ba 2024

[Phần II]Các thuật ngữ thường gặp khi tìm hiểu về Bitcoin và tiền điện tử

Hi các bạn. Hôm nay Blog tiền ảo sẽ tiếp tục chia sẻ với các bạn những thuật ngữ Bitcointiền điện tử thường gặp nhất trong quá trình tìm hiểu bạn cần nắm được. Nếu các bạn đã xem bài trước “[Phần I]Các thuật ngữ thường gặp khi tìm hiểu về Bitcoin và tiền điện tử” thì cũng biết được 12 thuật ngữ, khái niệm cơ bản nhất rồi. Để tiếp nối seri thuật ngữ tiền ảo, phần II này mình sẽ giới thiệu thêm một số thuật ngữ phổ biến nữa.

[Phần II]Các thuật ngữ thường gặp khi tìm hiểu về Bitcoin và tiền điện tử
[Phần II]Các thuật ngữ thường gặp khi tìm hiểu về Bitcoin và tiền điện tử

Các thuật ngữ thường gặp trong thị trường tiền ảo

Mining (đào coin)

Mining hay đào coin là hành động sử dụng sức mạnh của máy tính để giải các bài toán bảo mật trên mạng lưới bitcoin. Cứ mỗi một block được giải, bạn sẽ nhận được phần thưởng một số coin và một lệ phí nhỏ của những giao dịch coin trong block đó. Hiện này phổ biến nhất vẫn là đào BitcoinEthereum.

Fiat Currency

Fiat currency là loại tiền được chính phủ công nhận nhưng không được bảo chứng bằng giá trị vật chất (như vàng, bạc).

Private Key

Private Key hay chìa khóa bí mật là một dạng dữ liệu bí mật được dùng để sử dụng số bitcoin cho một ví nào nào. Bạn có thể hình dung nó như là mật khẩu để sử dụng ví bitcoin.

Public Key

Public key (chìa khóa công khai) là một dạng dữ liệu được công khai. Trong trường hợp này, public key chính là bitcoin – address.

Hash Function

Hash hay còn gọi là hàm băm là một thuật toán máy tính sẽ sản sinh ra một kết quả cố định dựa trên một dữ liệu nào đó. Sẽ rất khó và gần như không thể dịch ngược từ kết quả ra dữ liệu ban đầu.

QR Code

QR code là một dữ liệu được thể hiện dưới dạng một hình 2 chiều. Các máy quét có thể dễ dàng dịch hình ảnh này ra dạng dữ liệu.Người ta thường thể hiện địa chỉ bitcoin dưới dạng QRcode để các thiết bị cầm tay như smart phone quét. Nếu bạn từng sử dụng các sàn giao dịch coin để bảo mật 2FA thường sẽ phải sử dụng cái này.

Reward (phần thưởng)

Cứ mỗi block được giải, tổ chức hoặc cá nhân giải sẽ được thưởng một phần bitcoin và toàn bộ các phí của giao dịch trong block đó. Hiện tại phần thưởng là 25 bitcoins, con số này sẽ bị giảm một nửa cứ mỗi 210,000 blocks.

Hash rate

Hash reta mô tả tốc độ, sức mạnh tính toán của mạng lưới Bitcoin. Ví dụ: Hash rate = 10 Th/s = 10 ức (trillion) phép tính một giây.

Signature (Chữ ký)

Giống như khi bạn ký tên vào một tờ check (người Việt đọc là séc) nào đó để gửi cho người khác để chứng minh cái check này là từ bạn gửi vì đó là chữ ký của bạn, thì Bitcoin cũng có một chế độ hoạt động tương tự: Khi bạn gửi bitcoin cho một người khác thì chương trình sẽ tự động tạo ra một chữ ký với private key của bạn, transaction này sau đó sẽ được khai báo lên mạng lưới, những thành viên trong mạng lưới sẽ kiểm tra xem cái chữ ký này có phải đúng thật là của bạn hay không với public key của bạn.

Halving

Cứ mỗi 210,000 blocks, giải thưởng cho việc đào được một block bitcoins mới sẽ giảm một nửa. Nhờ đó, tổng lượng bitcoins có thể sinh ra là có giới hạn (21 triệu BTC).

KYC

KYC là viết tắt của Know Your Customer là một nguyên tắc phải biết rõ khách hàng. Nguyên tắc này đòi hỏi các tổ chức tài chính phải nắm rõ thông tin về người mình đang giao dịch để đảm bảo giao dịch là hợp pháp.

SEPA

Một Khu vực thanh toán Châu Âu. SEPA được thiết kế như là một thỏa thuận hội nhập về thanh toán của Liên minh Châu Âu, giúp dễ dàng chuyển tiền giữa các quốc gia bằng đồng Euro.

Transaction Block

Biên dịch các giao dịch bitcoin được thu thập thành một khối, sau đó băm và thêm vào blockchain.

Transaction FEE

Phí dịch vụ nhỏ được thêm vào một số giao dịch. Khoản phí này được trả cho người khai thác làm tích luỹ khối chứa giao dịch.

Volatility

Độ biến động của thị trường phản ánh sự đo lường, sự biến động giá trong một khoảng thời gian cho một tài sản tài chính được giao dịch, bao gồm bitcoin.

PSP

Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán. PSP hoạt động như các đại lý bitcoin cho các thương gia chấp nhận thanh toán trực tuyến.

Lời kết về các thuật ngữ thường gặp

Ok. Trên đây là ““[Phần II]Các thuật ngữ thường gặp khi tìm hiểu về Bitcoin và tiền điện tử” tạm thời dừng lại, dành thời gian cho các bạn tìm hiểu dần dần, phần kết tiếp mình sẽ chia sẻ thêm nhiều các tuật ngữ khác mà bạn nên biết để đọc và hiểu các dữ liệu trong thị trường crypto này nhanh hơn. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích và để lại comment bên dưới nếu có thắc mắc nhé.

4.4/5 - (16 bình chọn)

3 BÌNH LUẬN

  1. QR Code: “bà con với” QR code chính là Bar code (mã vạch0 chúng ta thấy trên tất cả hàng hóa lưu thông trên siêu thị.
    – Mã vạch: thông tin xếp trên 1 chiều không gian (chỉ có trục x, đường thẳng). QR code: thông tin 2 chiều không gian (mặt phẳng)
    – mã vạch: được đọc khi máy bar code scanner quét ngang (ở chỗ quầy tính tiền siêu thị. QR code: được đọc bằng QR scanner (trên smart phone có thể tải các Apps này về. Thông tin chứa trong đó phong phú, như đìa chỉ ví Bitcoin, name card, thông tin cá nhân trên Facebook, Zalo,..

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Hên Vãi
Hên Vãihttps://blogtienao.com/tac-gia/hen-vai/
Hi, Mình là Hên Vãi, Founder & CEO của Blog TIền Ảo (BTA). Mình rất đam mê làm cộng đồng, vì thế mới sinh ra blogtienao.com từ 2017. Mình hy vọng các kiến thức trên BTA sẽ giúp ích cho các bạn.
- Advertisement -