Thứ Năm, 25 Tháng Tư 2024

Sự sụp đổ của cấu trúc thị trường Crypto trong ngày 12/3/2020(phần 2)

 

Đây là bài mình dịch từ bài viết của Multicoin nói về sự sụp đổ của thị trường Crypto trong tháng 3/2020. Hi vọng bài này sẽ giúp ích cho mọi người có cái nhìn tổng quan hơn trong cú sập Bitcoin ở quá khứ để có kinh nghiệm và kiến thức cũng như dữ liệu trong lúc thị trường sụp mạnh vào ngày 9/5/2022. Lưu ý rằng, nội dung này đang ở thời điểm 2020, không phải ngay lúc này.


Tóm tắt phần trước, một trong những vấn đề cơ cấu cốt lõi là các blockchain hiện tại – cả Bitcoin và Ethereum – chỉ đơn giản là không hỗ trợ đủ thông lượng giao dịch để tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch toàn cầu trên nhiều địa điểm giao dịch khi có biến động. Khi sự biến động tăng lên, các nhà giao dịch cần chuyển tài sản giữa các sàn giao dịch để tránh chênh lệch giá và họ cần thực hiện điều này nhanh chóng (độ trễ thấp).

Trong bài đăng này, tôi sẽ đề ra một số giải pháp tiềm năng, cả cải cách cấu trúc thị trường và nâng cấp công nghệ. Lưu ý rằng, ở phần  này đang giả định sự hiểu biết cơ bản về các công nghệ mở rộng quy mô khác nhau và cấu trúc thị trường hiện tại.Sửa đổi cấu trúc thị trường.

Hợp nhất các sàn giao dịch

Hiện tại có khoảng 10 sàn giao dịch tập trung lớn trên khắp thế giới. Nếu giao dịch tập trung vào ít địa điểm hơn, thì điều đó có nghĩa là

  1. Có ít sàn hơn để kinh doanh chênh lệch giá
  2. Ít nhu cầu vận chuyển tài sản trong chuỗi hơn.

Tuy nhiên, điều này không có khả năng xảy ra trong tương lai gần. Thay vào đó, thanh khoản thực sự đã trở nên phân mảnh hơn trong vài năm qua khi tiền điện tử ngày càng phát triển. Trong nửa đầu năm 2017, đã có 4-5 sàn giao dịch lớn. Ngày nay, có hơn 10 và một loạt các sàn giao dịch nhỏ hơn. Điều này xảy ra dựa trên tình hình chính trị của 1 số nước và các quy định pháp luật của các nước sở tại (đặc biệt là ở các quốc gia như Hàn Quốc có quy định pháp luật nghiêm ngặt), sự phát triển nhanh chóng của các sàn giao dịch phái sinh và sự phân chia cơ bản giữa các sàn được quản lý và không được kiểm soát.

Hơn nữa, khi tiền điện tử tiếp tục phát triển trên khắp thế giới, một số quốc gia dường như đang củng cố cấu trúc thị trường trong nước. Ví dụ: rất khó để thấy bất kỳ một sàn giao dịch mới ở Trung Quốc, điều này thúc đẩy Huobi hoặc Okex phải có sự liên kết chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc. Sự hợp nhất hóa này đảm bảo rằng tính thanh khoản vẫn bị phân tán trong tương lai gần.

CLEARINGHOUSESPRIME BROKERS

Do tính thanh khoản bị phân tán trên rất nhiều sàn giao dịch khác nhau, nên các nhà cung cấp thanh khoản buộc phải chia nhỏ vốn của họ trên nhiều địa điểm. Điều này tạo ra rủi ro cơ bản, do đó hạn chế số lượng thanh khoản mà họ có thể cung cấp cho mỗi USD tài sản thế chấp tại mỗi sàn. Nếu các nhà cung cấp thanh khoản có thể cross-margin positions trên các sàn giao dịch và thu về các khoản mua bán ngắn hạn, họ có thể giảm thiểu rủi ro cơ bản và cung cấp thêm tính thanh khoản cho mỗi đô la tài sản thế chấp trên mỗi sàn giao dịch.

Clearinghouse là giải pháp. Tuy nhiên, chúng biểu hiện dưới những hình thức khác nhau. Hai loại chính là custodial và non-custodial.

Mô hình custodial clearinghouse đơn giản nhất là prime broker mà nơi đó có thể gửi tài sản thế chấp qua các sàn giao dịch và hoạt động như một clearinghouse trên tất cả các khách hàng của nó. Nếu một prime broker duy nhất có đủ tài sản thế chấp trên tất cả các sàn, các nhà giao dịch có thể phải đối mặt với prime broker duy nhất đó thay vì sử dụng tất cả các sàn giao dịch và rủi ro cơ bản sẽ đến từ các nhà giao dịch cá nhân. Mặc dù đôi khi prime broker có thể cần phải cân bằng lại tài sản giữa các sàn, nhưng điều này sẽ làm giảm đáng kể nhu cầu về blockspace và gas đối với Bitcoin và Ethereum.

Trong các loại tài sản khác bên ngoài Crypto, các prime brokers truyền thống có thể kể đến là các ngân hàng lớn như JP Morgan. Họ là một số tổ chức duy nhất có số vốn cần thiết để hoạt động như prime broker chính đáng, tin cậy mà cả sàn giao dịch và nhà giao dịch đều tin tưởng. Dường như không có khả năng rằng bất kỳ ngân hàng lớn nào sẽ sớm cung cấp dịch vụ môi giới tiền điện tử, mặc dù Tagomi tiếp tục bổ sung ngày càng nhiều dịch vụ môi giới chính.

Một giải pháp non-custodial có thể liên tưởng như X-Margin, nhằm mục đích cung cấp ký quỹ chéo non-custodial (non-custodial cross-margining) trên các sàn giao dịch. Mặc dù các chi tiết kỹ thuật nằm ngoài phạm vi của bài này, X-Margin cho phép các nhà giao dịch duy trì quyền giám sát tiền của họ một cách hiệu quả với người giám sát bên thứ 3 được ủy quyền, chẳng hạn như Coinbase Custody, BitGo hoặc Anchorage và cung cấp cho các sàn giao dịch bảo đảm tiền mã hóa rằng có sẵn tài sản thế chấp trong trường hợp cần thanh lý. X-Margin giúp loại bỏ tất cả các khoản longs and shorts của nhà giao dịch, giúp tăng hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa.

Cách tiếp cận này rất mới và ý tưởng chỉ được loé lên bởi những đột phá gần đây trong ngành mật mã học và chưa được thử nghiệm. Tuy nhiên, nó rất đơn giản trong cách tiếp cận và có ý nghĩa trên cơ sở nguyên tắc đầu tiên(first principles basis). Tuy nhiên, các phương pháp tiếp cận non-custodial mắc phải một nhược điểm đáng chú ý: họ không thể cung cấp đòn bẩy, trong khi các nhà môi giới chính truyền thống cung cấp đòn bẩy như một phần cốt lõi trong các dịch vụ sản phẩm của họ. Hơn nữa, các prime brokers hàng đầu thường cung cấp thanh toán bù trừ và thanh toán chậm trễ, một tính năng mà các nhà giao dịch từ các thị trường truyền thống mong đợi.

Bởi vì hầu hết các nhà giao dịch mong đợi cả đòn bẩy và dịch vụ thanh toán chậm trễ từ các prime brokers của họ, các prime brokers truyền thống có lợi thế đáng kể so với các non-custodial clearinghouses. Tuy nhiên, không rõ điều này sẽ diễn ra như thế nào.

Bỏ đi các đòn bẩy lớn

Một chỉ trích phổ biến đối với cấu trúc thị trường hiện tại là các sàn giao dịch phái sinh – cụ thể là thông qua các hợp đồng hoán đổi vĩnh viễn -các sàn đã cung cấp quá nhiều đòn bẩy tức thời. BitMEX đã đi tiên phong trong việc này bằng cách cung cấp đòn bẩy 100x, và FTX và Binance kể từ đó BitMEX đã tăng một lần bằng cách cung cấp 101x và 125x tương ứng. Trong đó, với đòn bẩy 100x, một động thái ~ 0,7% so với vị thế sẽ gây ra thanh lý.

Không rõ có bao nhiêu nhà giao dịch giao dịch với mức đòn bẩy này. Vào tháng 5 năm 2019, BitMEX tiết lộ rằng các nhà giao dịch trung bình giao dịch với đòn bẩy ~ 25 lần, nhưng không rõ điều này đã phát triển như thế nào kể từ đó.

Các sàn giao dịch sẽ cắt giảm? Chắc là không. BitMEX có shark tank trong văn phòng của họ. Họ tự hào về sự tàn nhẫn của shark đó. Rõ ràng FTX và Binance cung cấp nhiều đòn bẩy hơn chỉ để nói rằng họ cung cấp nhiều hơn. Cùng với thực tế là các sàn giao dịch này thường không được kiểm soát và trải rộng trên nhiều khu vực pháp lý, khó có thể thấy họ không cho phép các hành động mà khách hàng của họ yêu cầu.

CIRCUIT BREAKERS

Một cách khác để giảm thiểu những vấn đề này là sử dụng circuit breakers( tình trạng các sàn hay lag khi panic sell). Nếu các sàn chỉ dừng xử lý giao dịch trong 15-60 phút — trong khi vẫn cho phép gửi và rút tiền — thì điều đó cho phép các nhà kinh doanh chênh lệch có thời gian để vận chuyển tài sản giữa các sàn giao dịch.

Tuy nhiên, với mức độ không đồng nhất của các địa điểm giao dịch chính trên nhiều khía cạnh – địa lý, phân khúc khách hàng, sản phẩm được giao dịch, v.v. – có vẻ như rất ít khả năng các sàn giao dịch sẽ đồng ý về một điều khoản sử dụng circuit breakers toàn cầu.

Huobi, một trong những sàn giao dịch phái sinh lớn nhất có trụ sở tại Trung Quốc, vừa công bố một tính năng mới mà họ gọi làcircuit breakers. Tuy nhiên, nó không phải là thiết bị ngắt mạch theo nghĩa thông thường. Đó chỉ là một cơ chế để giải phóng các khoản thanh lý vượt quá một vài ngưỡng, thay vì thanh lý người dùng tại một thời điểm.

RFQ CHO THANH LÝ LỚN

Thanh lý thường xảy ra thông qua các lệnh thị trường được sử dụng bừa bãi. Các nhà hoạch định thị trường không biết trước mức độ thanh lý lớn như thế nào. Khi hoạt động thanh lý tăng lên, các nhà tạo lập thị trường sẽ tự nhiên mở rộng mức chênh lệch của họ. Điều này làm tăng sự biến động.

Thay vào đó, các sàn giao dịch có thể tổ chức một phiên đấu giá có lập trình cho tài sản thế chấp thông qua Yêu cầu Báo giá (RFQ). Quá trình này có thể diễn ra trong vài giây.

Mặc dù khả năng tham gia của các nhà tạo lập thị trường sẽ bị giới hạn bởi tài sản thế chấp mà họ có sẵn trên sàn giao dịch đang tiến hành đấu giá, tuy nhiên điều này sẽ làm giảm sự biến động. Để hiểu lý do tại sao, hãy xem xét sự khác biệt giữa việc đặt lệnh thị trường trị giá 30 triệu đô la cho ETH và yêu cầu bàn giao dịch chuyên nghiệp như Cumberland, Galaxy hoặc Jump để được báo giá 30 triệu đô la ETH. Rõ ràng là phương pháp thứ hai sẽ mang lại hiệu quả hoạt động tốt hơn vì những công ty đó có các công cụ chuyên biệt để tiêu thụ thanh khoản một cách thông minh ở mọi địa điểm trên toàn thế giới.

Chuyển sang mô hình RFQ có lập trình có thể sẽ đạt được kết quả tương tự đối với việc thanh lý.

Thực hiện nâng cấp công nghệ

Nhiều người thông minh nhất làm việc trong lĩnh vực tiền điện tử nhận ra rằng để tiền điện tử phát triển từ một ý tưởng ngoài lề thành một loại tài sản chính thống, các công nghệ cơ bản phải hỗ trợ thông lượng lớn hơn và độ trễ thấp hơn. Có rất nhiều cách tiếp cận để đạt được những đặc tính này, mỗi cách đều có một số điểm đánh đổi duy nhất. Dưới đây, tôi sẽ đề cập đến từng phương pháp tiếp cận với cách chúng sẽ hoạt động như thế nào trong các giai đoạn thị trường biến động mạnh, và khi vốn của các nhà đầu tư cần nhanh chóng luân chuyển giữa các sàn. Theo “dòng vốn một chiều”, ý tôi là vốn có khả năng nhanh chóng chảy đến các sàn riêng lẻ (vì sàn đó có mức chênh lệch giá lớn nhất), nhưng không có khả năng nhanh chóng chảy ngược trở lại.

LIGHTNING NETWORK

Vấn đề với Lightning Network (LN) là các kênh phải được thế chấp hoàn toàn bởi cả hai đối tác trước thời hạn và các kênh nạp trước thì cần nhiều vốn.

Hơn nữa, không rõ LN có thực sự giải quyết được các vấn đề cơ bản hay không. Mặc dù không thực sự khả thi để đo lường chính xác có bao nhiêu giao dịch BTC chuyển tiền giữa các sàn giao dịch vào ngày 12 tháng 3, nhưng người ta ước tính chung rằng 15-30% giao dịch là các nhà giao dịch chuyển tiền giữa các sàn giao dịch. Vào một ngày như ngày 12 tháng 3, tỷ lệ phần trăm này sẽ cao hơn bình thường. Vào ngày 12 tháng 3, khoảng 750.000 BTC đã được chuyển sang chuỗi. Với 10 địa điểm chính, đó là khoảng 100 kênh cần được thế chấp theo cả hai hướng. Lý do về mặt kinh tế nào khiến các sàn giao dịch phải cam kết trước hàng chục nghìn BTC cho các kênh được tài trợ trước, đặc biệt là khi các kênh đó là 99,9% thời gian là không cần thiết?

Trong khi LN sẽ đẩy nhanh một số ít các nhà kinh doanh chênh lệch giá đầu tiên , nhưng cũng chính họ sẽ nhanh chóng làm cạn kiệt tính thanh khoản của kênh.

SIDE CHAINS

Về mặt lý thuyết, Side chains giải quyết được cả vấn đề thông lượng và độ trễ. Tuy nhiên, mặc dù thực tế là mọi người đã thảo luận về Side chains từ ~ 2014, nhưng chúng vẫn chưa được sử dụng ở mức độ có ý nghĩa.

Blockstream đã ra mắt sidechain Liquid hơn 12 tháng trước. Ngày nay, nó có ít hơn 1.000 BTC và ít hơn 1.000 giao dịch mỗi ngày. Trong khi một số sàn giao dịch được tích hợp với nó, một số sàn giao dịch lớn thì không, bao gồm cả những sàn giao dịch lớn như Coinbase, Kraken, Binance và FTX.

Tại sao các sàn giao dịch không hỗ trợ Liquid? Mặc dù không thể biết chắc chắn 100%, nhưng lý do rất có thể là họ không tin tưởng nhau.

Do những hạn chế cố hữu của tập lệnh Bitcoin, cho đến nay nó đã không thể tạo ra một chuỗi bên giảm thiểu sự tin cậy. Thay vào đó, Liquid sử dụng 11/15 multi-sig, trong đó 11 bên là các thực thể đã biết, chủ yếu là các sàn giao dịch. Nhưng … các sàn giao dịch không tin tưởng nhau.

Tại sao họ không tin tưởng nhau? Bởi vì trong trường hợp thị trường biến động mạnh và mất trật tự, 11 trong số các sàn giao dịch thông đồng và ăn cắp BTC từ các sàn giao dịch khác sẽ trở nên hợp lý. Việc kinh doanh sàn giao dịch cạnh tranh khốc liệt và với thực tế là các sàn giao dịch hoạt động trên rất nhiều khu vực pháp lý, (các) nạn nhân có thể sẽ không có quyền truy đòi.

Cho đến khi các nhà nghiên cứu tìm ra cách phát triển một sidechain giảm thiểu niềm tin cho Bitcoin, tôi vẫn nghi ngờ về việc áp dụng chuỗi bên trên diện rộng cho BTC. Và mặc dù về mặt lý thuyết, có thể sử dụng tBTC của Keep cùng với một số giải pháp mở rộng quy mô nâng cao hơn của Ethereum, nhưng điều này dẫn đến nhiều rủi ro kỹ thuật kép. Ví dụ: nếu tBTC đang lưu chuyển trên một chuỗi Skale có độ trễ thấp, thì các sàn giao dịch cần đợi bao lâu trước khi chấp nhận rủi ro kỹ thuật kép của tBTC và Skale (trái ngược với giao dịch Bitcoin gốc)? Do các sàn giao dịch chưa chấp nhận Lightning Network cho đến nay, nên sẽ mất nhiều năm trước khi các sàn giao dịch chấp nhận những rủi ro này.

MARGINAL IMPROVEMENTS

Có rất nhiều cải tiến biên(marginal) có sẵn, bao gồm phân phối theo batching và các cải tiến sắp tới như chữ ký Schnorr(Schnorr signatures ) và Taproot. Tuy nhiên, trong thời kỳ có nhiều biến động, batching không phải là một lựa chọn vì các nhà giao dịch muốn rút tiền ngay lập tức. Điều này cũng hạn chế hiệu quả của lợi nhuận do Schnorr và Taproot mang lại.

Đây là những cách được thảo luận phổ biến nhất để mở rộng quy mô Bitcoin. Tiếp theo, tôi sẽ chuyển sang Ethereum và các nền tảng hợp đồng thông minh một cách rộng rãi hơn.

SHARDING

Trong khi về mặt lý thuyết, sharding có quy mô vô hạn, nhưng trên thực tế thì không. Vấn đề cốt lõi với sharding là mỗi giao dịch chéo phân đoạn(cross-shard transaction ) yêu cầu một giao dịch trên cả phân đoạn gửi và nhận. Do đó, khi tỷ lệ phần trăm giao dịch theo phân đoạn chéo tiếp cận 100%, thông lượng toàn cầu của hệ thống tiếp cận với thông lượng của một phân đoạn duy nhất. Hơn nữa, các giao dịch chéo phân đoạn làm tăng độ trễ. Điều này có vấn đề vì một số lý do:

Nếu tất cả các sàn giao dịch chỉ sử dụng một phân đoạn duy nhất để tránh các giao dịch chéo phân đoạn … thì điều đó cũng giống như hiện trạng.

Nếu tất cả các sàn giao dịch sử dụng các phân đoạn khác nhau, thì một tỷ lệ phần trăm lớn các giao dịch là phân đoạn chéo, hạn chế lợi ích của sharding.

Trong một thế giới lý tưởng, mỗi sàn giao dịch sẽ đặt ~ 1% tài khoản tiền gửi của nhà giao dịch trên 100 phân đoạn riêng biệt và khi các nhà giao dịch vận chuyển tài sản xung quanh, các sàn giao dịch sẽ di chuyển các nhà giao dịch đến các địa chỉ ký gửi cũng trên cùng một phân đoạn đó. Với mức độ phối hợp giữa các sàn giao dịch ngày nay rất ít (vì các sàn giao dịch cạnh tranh trực tiếp và thường không hợp tác) và loại hệ thống này đòi hỏi sự phối hợp nhiều hơn đáng kể so với Lightning Network hoặc Liquid, tôi nghi ngờ điều gì đó như thế này là khả thi.

Trên thực tế, kết quả có thể xảy ra nằm ở đâu đó giữa kịch bản thứ 2 và thứ 3 được mô tả ở trên. Nhưng vẫn chưa rõ cách nào trong số này sẽ thực sự hoạt động trong thực tế và hậu quả của kịch bản thứ hai và thứ ba là gì. Sẽ mất nhiều năm sau khi sharding ra đời để thực sự lập mô hình chính xác các luồng này, đồng thời tìm hiểu xem liệu chúng có thể được tối ưu hóa hơn nữa hay không và bằng cách nào.

Những thách thức này càng tăng thêm do sự phát triển của DeFi. Khi nhóm thanh khoản trong các giao thức như Uniswap, Stableswap, Shell Protocol, FutureSwap và các giao thức khác phát triển, chúng sẽ tập trung vào một phân đoạn duy nhất (thông lượng thấp hơn) hoặc phân mảnh trên nhiều phân đoạn (thanh khoản thấp hơn cho mỗi nhóm). Điều này cũng đúng với các thị trường tiền tệ như Compound và Lendf.me. Khi các nhóm này phân mảnh và người dùng bắt đầu nhiều giao dịch trên nhiều phân đoạn để làm những gì họ sẽ làm trong một giao dịch duy nhất ngày nay, những lợi ích thực tế của sharding trở nên mờ mịt.

Lưu ý rằng sharding framework áp dụng cho Cosmos Zones và Polkadot Parachains.

OPTIMISTIC ROLLUPS

Thiết kế optimistic rollups(OR) chỉ giải quyết vấn đề về thông lượng chứ không phải về độ trễ, bởi vì OR vẫn dựa trên Layer 1 của Ethereum.

Hơn nữa, để thậm chí tăng thông lượng tổng hợp, tất cả các sàn giao dịch cần đồng ý chuyển sang một chuỗi OR duy nhất. Nếu mỗi sàn giao dịch quản lý chuỗi OR của riêng mình, kết quả ròng có khả năng tương đương với chuỗi phân đoạn trong đó 100% giao dịch là giao dịch chéo vì các nhà giao dịch phải rút khỏi chuỗi OR này và gửi sang chuỗi khác. Có thể có các nhà tạo lập thị trường cố gắng kết nối các chuỗi OR, nhưng họ sẽ cần tạo giao dịch trên cả hai chuỗi OR và do sự chậm trễ rút tiền trong 1-2 tuần đối với OR, sẽ báo giá chênh lệch rộng do chi phí vốn cao (các nhà tạo lập thị trường không muốn đầu cơ giá ETH-USD, và vì vậy sẽ vay ETH để cung cấp thanh khoản).

Tuy nhiên, có những biến thể của thiết kế vanilla OR với những cải tiến bổ sung. Ví dụ: với Skale’s BLS roll up, độ trễ giảm xuống còn ~ 1 giây. Sử dụng đồng bộ hóa zk của Matter Labs, các nhà giao dịch nhận được xác nhận mật mã ngay lập tức về các giao dịch trong chuỗi OR sẽ giải quyết vào chuỗi chính sau này. Tuy nhiên, ngay cả những giải pháp này cũng không giải quyết được vấn đề bắc cầu các phân đoạn và / hoặc chuỗi OR.

Do đó, trừ khi tất cả các trao đổi đồng ý về một thiết kế OR khuôn khổ duy nhất, nếu không thì cách tiếp cận này sẽ không giải quyết được vấn đề cốt lõi. Như đã lưu ý ở trên trong phần sharding, tôi nghi ngờ rằng điều này sẽ xảy ra.

SCALING LAYER 1

Vẻ đẹp của các mô hình Bitcoin và Ethereum là chúng thể hiện một sự trừu tượng duy nhất và cao cấp hơn — với một mô hình tin cậy duy nhất — cho các nhà phát triển ứng dụng. Bitcoin và Ethereum chỉ là một cơ sở dữ liệu duy nhất mà các ứng dụng có thể đọc và ghi dựa trên đó. Hơn nữa, các ứng dụng không lo lắng về bất kỳ thông tin tóm tắt nào khác như kênh, ràng buộc thanh khoản mới, mô hình tin cậy mới hoặc các thách thức về độ trễ bổ sung. Các ứng dụng chỉ đọc và viết từ một nguồn sự thật duy nhất. Đó là một sự trừu tượng đơn giản tuyệt đẹp và là một điều mà mọi nhà phát triển Web2 đều hiểu.

Solana là nhóm duy nhất xây dựng chuỗi layer 1 mới siêu tập trung vào việc mở rộng layer1 với hàng nghìn trình xác thực đồng thời. Ngày nay, nó hiện đang xử lý hơn 50.000 giao dịch mỗi giây với thời gian khối khoảng 400ms.

Vấn đề mà Solana gặp phải không phải là kỹ thuật mà là vấn đề xã hội. Đó là một chuỗi mới và do đó sẽ mất vài năm để có được sự tin tưởng của cộng đồng và chứng tỏ bản thân trong thế giới thực. Các sàn giao dịch hiện tại và các giao thức DeFi thực sự do dự khi chuyển đổi. Tuy nhiên, khi các mạng layer 1 hiện tại tiếp tục chững lại như đã xảy ra vào ngày 12 tháng 3 — tôi hy vọng rằng các nhà phát triển đang suy nghĩ về việc xây dựng trải nghiệm trên quy mô web sẽ bắt đầu tìm đến các chuỗi khác được xây dựng có mục đích cho hiệu suất.

Kết Luận

Mở rộng quy mô chuỗi khối là một thách thức nhiều mặt. Có nhiều cách tiếp cận thị trường và kỹ thuật, mỗi cách tiếp cận đều có những điểm đánh đổi riêng. Tôi ngày càng nghi ngờ các phương pháp tiếp cận lý thuyết đã được biết đến trong nhiều năm, nhưng chưa được chứng minh và thay vào đó, tôi tập trung vào các phương pháp tiếp cận mới hơn về sự phát triển của cơ sở hạ tầng, lẫn thị trường như prime brokerage và công nghệ mới như optimistic rollups và các layer 1 mới.

Mặc dù rõ ràng rằng các vấn đề cốt lõi sẽ không được giải quyết trong tương lai gần thông qua cấu trúc thị trường hoặc thay đổi kỹ thuật, tôi không mong đợi một sự kiện tương tự vào ngày 12 tháng 3 khác trong thời gian tới. Tại sao? Đơn giản bởi vì động thái quá lớn và quá nhanh nên nó đã quét sạch hàng tấn đòn bẩy. Hệ thống hiện có ít đòn bẩy hơn rất nhiều, giảm thiểu rủi ro thanh lý theo tầng và mất trật tự thị trường.

Tuy nhiên, cho đến khi những vấn đề này được giải quyết, điều tương tự có thể – và có thể sẽ xảy ra lần nữa.

Quán tính là rất mạnh, và cấu trúc thị trường hiện tại rất phức tạp và khó thay đổi. Nhưng những người tham gia thị trường hiện tại nhận ra những hạn chế của hệ thống hiện tại – hệ thống sẽ lại phá vỡ khi bị căng thẳng – và do đó họ sẽ thúc đẩy hệ thống phát triển khi có các lựa chọn tốt hơn.

Tác giả: KYLE SAMANI
Dịch: Milk Trudge
Bài gốc

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Milk Trudge
Milk Trudgehttps://blogtienao.com/tac-gia/milktrudge/
Amateur Cryptocurrencies Research Analyst -Crypto meme creator -ENJIN & EFINITY Long-Term HOLDER
- Advertisement -