Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng việc chấp nhận một loại tiền mã hoá như Bitcoin trở thành tiền tệ quốc gia là một bước đi quá xa và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đưa ra những cảnh báo chống lại ‘Luật Bitcoin của El Salvador.
Cụ thể, IMF chia sẻ quan điểm việc sử dụng tiền điện tử làm tiền tệ quốc gia là “một bước quá xa” và sẽ gây ra những rủi ro nghiêm trọng đối với sự ổn định của nền tài chính vĩ mô.
“Để làm như vậy (hợp pháp hóa tiền điện tử) không hề đơn giản. Chúng đòi hỏi sự đầu tư đáng kể và những lựa chọn chính sách khó khăn. Bao gồm việc làm rõ vai trò của công chúng và các khu vực tư nhân trong việc cung cấp và điều chỉnh các hình thức tiền kỹ thuật số”, chuyên gia IMF nhận định.
Thêm vào đó, tổ chức này cho rằng nếu không có hoạt động chống rửa tiền, tài trợ khủng bố một cách triệt để thì hệ thống tiền điện tử có thể bị giới tội phạm lạm dụng… Điều này có thể gây ra rủi ro cho hệ thống tài chính của một quốc gia, sự cân đối trong tài chính và các mối quan hệ với nước ngoài cùng các ngân hàng.
Ngoài ra, tỷ giá hối đoái là một vấn đề đau đầu không kém vì chính sự biến động của tiền điện tử sẽ khiến doanh thu của chính phủ gặp rủi ro.
Cách đây hai tuần, Ủy ban Kinh tế Châu Mỹ Latinh và Caribe (ECLAC), một ủy ban thuộc Liên Hợp Quốc, cũng đưa ra những lo ngại khi El Salvador quyết định đưa Bitcoin trở thành tiền tệ hợp pháp.
Có thể bạn quan tâm:
- 10 lý do dự kiến đẩy Bitcoin lên 100.000 USD
- Bitcoin về mốc 40.000 USD, thị trường ‘xanh’ trở lại
- Cá voi tích lũy 40.000 BTC trong 10 ngày