Gần đây, thuật ngữ metaverse đã xuất hiện trở lại một cách bùng nổ từ khi Facebook thông báo ý định đổi tên thành Meta, nơi họ sẽ xây dựng nền tảng xã hội VR (Thực tế ảo) cho người dùng của mình.
Đã có nhiều dự án metaverse đang làm những điều tương tự như Meta và họ đang làm điều đó phi tập trung hơn vì các dự án của họ không bị kiểm soát bởi một thực thể duy nhất như Meta.
Những điều cần biết về Metaverse và 5 dự án Metaverse đáng chú ý
Do đó đã có rất nhiều quỹ đổ tiền vào lĩnh vực này khi tiền điện tử kỹ thuật số ghép nối các blockchain metaverse với nhau.
GameFi và Play-to-earn đã chiếm vị trí đứng đầu với gần 13% tổng số khoản đầu tư.
Dòng tiền dường như chuyển từ DeFi sang NFT và bây giờ là GameFi, với số liệu khổng lồ liên tục được báo cáo.
Ví dụ, vào ngày 6 tháng 8, Axie Infinity đã tạo ra doanh thu 17 triệu đô la, vượt qua cả Honor of Kings, một trong những trò chơi di động hàng đầu do Tencent phát hành.
Meta so với Metaverse
Một trong những lý do Facebook đổi tên thành Meta là họ vẫn muốn quản lý nền tảng mạng xã hội như trước đây.
Điều này chỉ làm tăng thêm sự chán ghét của người dùng đối với những tập đoàn tìm cách duy trì quyền lực cho chính họ thay vì chia sẻ quyền kiểm soát.
Các dự án tiền điện tử metaverse phi tập trung đang làm điều đó, chúng thực sự cho phép người dùng quyết định số phận của nền tảng bằng cách sử dụng một hệ thống quản trị phi tập trung.
Điều này cho phép người dùng thực sự tự do đưa ra các đề xuất, sau đó những người dùng khác sẽ bỏ phiếu cho các đề xuất này, sự đồng thuận sẽ quyết định liệu chúng có được chấp nhận hay không.
Khi điều này kết hợp với công nghệ blockchain, nó sẽ viết lại quyền lực tương lai của nền tảng sẽ nằm trong tay ai, đó là chính người dùng.
Xem thêm:
- Solana tiếp tục bị tấn công DDoS, chuyện gì đã xảy ra?
- Microsoft đầu tư vào NFT, dẫn đầu vòng huy động 27 triệu USD của Palm NFT Studio
- Polygon chi 400 triệu USD mua lại công ty khởi nghiệp Mir Protocol