Kamala Harris đã công khai ủng hộ việc bảo vệ tiền điện tử trong bài phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế Pittsburgh vào ngày 25/9.
Bà nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ cần “duy trì vị thế thống trị” trong các lĩnh vực như blockchain, trí tuệ nhân tạo và công nghệ mới nổi khác.
Harris cũng cho biết chính phủ sẽ đầu tư vào sản xuất sinh học, hàng không vũ trụ và năng lượng sạch, nhằm phát triển các công nghệ tiên tiến tại Hoa Kỳ.
Khác với Donald Trump, người ủng hộ tiền điện tử, Kamala Harris đã giữ im lặng về quan điểm của mình cho đến ngày 22/9, khi bà tuyên bố ủng hộ khuyến khích công nghệ mới, bao gồm “tài sản kỹ thuật số“, đồng thời nhấn mạnh quyền bảo vệ người tiêu dùng.
Trong kế hoạch kinh tế 82 trang được công bố cùng ngày, Harris nêu rõ rằng chính quyền của bà sẽ “khuyến khích các công nghệ tiên tiến như AI và tài sản kỹ thuật số” và bảo vệ người tiêu dùng cũng như nhà đầu tư.
Trong bài phát biểu, Kamala Harris nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Hoa Kỳ duy trì vị thế dẫn đầu trong công nghệ mới để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh thế kỷ 21, so với Trung Quốc. Các nhà phân tích dự đoán kết quả cuộc bầu cử sẽ có ảnh hưởng trái chiều đến thị trường tiền điện tử.
Họ cho rằng chiến thắng của Harris có thể “tốt hơn” cho Bitcoin, thúc đẩy việc áp dụng công nghệ này, trong khi một nhiệm kỳ nữa của Trump có thể có lợi cho tiền điện tử nhờ vào lập trường bãi bỏ quy định. Một số dự đoán giá Bitcoin có thể đạt 90.000 USD nếu Trump thắng, nhưng có thể giảm xuống 30.000 USD nếu Harris được bầu.
Theo FiveThirtyEight, Harris chỉ dẫn trước Trump 2,5 điểm phần trăm trong các cuộc thăm dò tính đến ngày 25/9.
ss
cô bà điệp viên 2 mang.