Christine Lagarde cảnh báo nền kinh tế toàn cầu đang bên bờ vực suy thoái, tương tự như cuộc Đại suy thoái những năm 1920.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Christine Lagarde, cho rằng kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ suy thoái lớn, tương tự cuộc Đại Suy thoái thập niên 1920.
Tuy nhiên, lần này nguyên nhân không chỉ đến từ một vấn đề duy nhất mà là sự kết hợp của ba khủng hoảng: đại dịch, xung đột lớn nhất châu Âu kể từ Thế chiến II, và khủng hoảng năng lượng giống cú sốc dầu mỏ thập niên 1970.
ECB Compares Global Economic Risks to the 1920s, Warns of Recession
Christine Lagarde, head of the European Central Bank, warns that the global economy faces significant challenges, drawing parallels to the 1920s and the Great Depression.
She highlights a "trifecta of… pic.twitter.com/qXmDHwWOgE
— The Wolf Of All Streets (@scottmelker) September 22, 2024
Chuỗi cung ứng bị gián đoạn, thương mại toàn cầu suy giảm, và sự phát triển công nghệ đang khiến nhiều quốc gia chật vật thích ứng.
Lagarde nhắc đến các sai lầm trong thập niên 1920 như việc bám vào tiêu chuẩn vàng, khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng “chủ nghĩa dân tộc kinh tế” và làm trầm trọng thêm cuộc suy thoái.
Tuy nhiên, bà lạc quan cho rằng hiện tại, các ngân hàng trung ương có nhiều công cụ để ứng phó tốt hơn.
Lạm phát tăng mạnh sau đại dịch, cùng với cuộc chiến Ukraine khiến giá năng lượng leo thang.
ECB đã phải can thiệp bằng cách tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, đưa từ mức đỉnh 10,6% vào tháng 10/2022 xuống còn 2,2% vào tháng 8/2023.
Lagarde gọi đây là “bài kiểm tra cực độ” cho các ngân hàng trung ương, nhưng kết quả đã khả quan hơn dự kiến với 2,8 triệu việc làm mới kể từ cuối năm 2022.
Một yếu tố khác là đường cong lợi suất, thường được xem như tín hiệu dự báo suy thoái. Khi lợi suất ngắn hạn cao hơn dài hạn, thị trường lo ngại về tương lai.
Hiện tượng này đã xuất hiện trong hai năm qua và gần đây mới trở lại bình thường, dù không hẳn là tin tốt.
Dù thị trường chứng khoán Mỹ đang thể hiện lạc quan, các nhà kinh tế vẫn cảnh báo suy thoái có thể chỉ còn là vấn đề thời gian.
Ở Nhật Bản, Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) giữ lãi suất ngắn hạn ở mức 0,25%, đồng thời nâng dự báo về tiêu dùng tư nhân, cho thấy người dân vẫn chi tiêu dù giá cả tăng.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng BoJ có thể sẽ phải tăng lãi suất trong thời gian tới do tình hình bất ổn toàn cầu.
Điều gì xảy ra với Bitcoin nếu kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái?