Thứ Năm, 12 Tháng Mười Hai 2024

6 bẫy tâm lý bạn cần tránh khi đầu tư.

Đã có nhiều bài viết về những bẫy tâm lý hay hành vi dẫn dắt con người đi sai hướng trong cuộc sống. Trong bài viết này, mình xin đề cập đến một vài bẫy tâm lý học gây rối loạn, ảnh hưởng trực tiếp vào đấu trường đầu tư và cách tránh chúng.

Neo (Anchoring).

Thứ nhất, bẫy tâm lý này được gọi là neo (anchor), dựa trên một quá phụ thuộc vào cái mà mọi người suy nghĩ ban đầu. Ví dụ, nếu bạn nghĩ đến một công ty nào đó đang thành công, bạn có thể sẽ quá tự tin rằng cổ phiếu của công ty đó sẽ là một khoản đầu tư tốt. Quan niệm định kiến này có thể hoàn toàn không chính xác trong tình huống hiện tại hoặc tại một số thời điểm trong tương lai.

Ví dụ, công ty điện tử tiêu dùng Đức Grundig, nhà cung cấp chính của Châu Âu vào những năm 1970, đã bị xóa sổ trong những năm 1980 do cạnh tranh từ Nhật Bản. Những người bị mắc kẹt trong nhận thức neo rằng Grundig sẽ phát triển mãi mãi, họ đã mất rất nhiều tiền.

Để tránh cái bẫy này, bạn cần phải linh hoạt trong suy nghĩ và luôn cập nhật những nguồn thông tin mới và thực tế là bất kì công ty nào ngày hôm nay còn cũng có thể sụp đổ vào ngày mai.

Chi phí chìm (Sunk Costs).

Cái bẫy chi phí chìm cũng rất là nguy hiểm. Biểu hiện của bẫy tâm lý này là khăng khăng bảo vệ các lựa chọn hoặc quyết định trước đây của bạn, thường là các quyết định sai lầm. Thật là khó để chấp nhận một sự mất mát hoặc chấp nhận rằng bạn đã có những lựa chọn sai. Nhưng nếu khoản đầu tư của bạn là không tốt hoặc chìm xuồng nhanh chóng thì điều tốt nhất bạn nên làm là chấp nhận nó và thoát ra khỏi đó nhanh nhất có thể.

Tốt hơn hết là đừng bám víu vào chi phí đã bị chìm nghỉm mà hãy nhắm vào những cơ hội khác sinh lời tốt hơn. Cố gắng phủ định để đi theo cảm xúc xấu chỉ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn.

Bẫy Xác nhận (Confirmation Trap).

Liên kết với bẫy chi phí chìm là bẫy xác nhận. Mọi người thường có xu hướng tìm kiếm những người khác đã và đang thực hiện cùng một sai lầm giống họ. Hãy tỉnh táo và chắc chắn rằng bạn nhận được lời khuyên khách quan từ những người lạc quan, chứ không phải là gọi điện cho người đã cho bạn những lời khuyên xấu hay cổ xúy bạn.

Nếu bạn thấy mình đang nói những câu đại loại như “lệnh đang lỗ 30% nhưng chắc chắn giữ tiếp là tốt, phải không?” – bạn đang lung lay và cố gắng tìm kiếm sự xác nhận từ những người khác đang ở trong cùng một tình huống giống bạn. Các bạn có thể an ủi nhau trong thời gian ngắn, nhưng nó chỉ là ảo tưởng.

Mù (Blindness).

Tình trạng mù lòa có thể làm trầm trọng thêm tình hình. Bẫy tâm lý mù lòa có 2 dạng, dạng thứ nhất là khi đối đầu với những trường hợp khó khăn trên thị trường họ mặc xác nó, họ đóng máy tính và đi ngủ trong khi việc cần làm là đối mặt để giải quyết vấn đề. Dạng thứ hai là khi thị trường xảy ra biến động, họ ngồi đọc tất tần tật cả những tin tức được xuất bản ra từ tin lớn đến tin nhỏ, đó cũng là mù lòa.

Bẫy tương đối (Relativity Trap).

Bẫy tương đối luôn luôn hiện hữu chờ đợi bạn vào bẫy. Hãy ghi nhớ rằng mỗi người đều có một tâm lý khác nhau, được hình thành dựa trên môi trường sống, công việc, gia đình, triển vọng nghề nghiệp, sở thích và tính cách. Ý chính muốn nói đến ở đây là bạn cần phải nhận thức được những gì người khác đang làm và nói, những gì họ nói là phụ thuộc trên hoàn cảnh của họ.

Hãy nhận biết, nhưng hãy cẩn thận nữa! Bạn phải đầu tư cho chính mình và chỉ trong bối cảnh riêng của mình. Bạn bè của bạn có thể kiếm được nhiều tiền với rủi ro thấp, nhưng bạn không ở trong hoàn cảnh và tâm lý của họ.

Bẫy vượt trội (Superiority Trap).

Đối với một số người, cái bẫy vượt trội là cực kỳ nguy hiểm. Rất nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng họ biết rõ biết nhiều hơn các chuyên gia hay hơn cả thị trường. Được giáo dục tốt hoặc thông minh không có nghĩa là bạn không cần lời khuyên hơn nữa nó không có nghĩa là bạn có thể vượt qua hệ thống thị trường phức tạp. Nhiều nhà đầu tư đã “ra đi” chỉ vì tin rằng họ tốt hơn so với phần còn lại. Hơn nữa, những người này là những con mồi dễ dàng cho các bẫy tâm lý đã đề cập bên trên.

Có những giáo sư tài chính tại các trường đại học tốt nhất hoặc những người phân tích chart quá khứ rất chính xác nhưng đó chỉ là lý thuyết và quá khứ, nhưng vẫn thất bại như thường, thế giới thực không dễ dàng đâu các bạn. Đôi khi tiến sĩ tài chính thì “cháy” không kịp trở tay trong khi một người có không nhiều bằng cấp lại thành công trên thị trường.

Xem thêm: Biểu Đồ Giá Bitcoin : Những Kiến Thức Cơ Bản Cần Biết

Cập nhật tỷ giá các đồng tiền số mới nhất tại đây.

Theo Traderviet
Biên soạn lại bởi Blogtienao.com

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Hên Vãi
Hên Vãihttps://blogtienao.com/tac-gia/hen-vai/
Hi, Mình là Hên Vãi, Founder & CEO của Blog TIền Ảo (BTA). Mình rất đam mê làm cộng đồng, vì thế mới sinh ra blogtienao.com từ 2017. Mình hy vọng các kiến thức trên BTA sẽ giúp ích cho các bạn.
- Advertisement -