Thứ Ba, 19 Tháng Ba 2024

Trade Coin là gì? Kinh nghiệm và 16 nguyên tắc giao dịch hiệu quả

 

Trade coin là gì

[speaker]

Bạn là người mới tìm hiểu? Bạn không biết “trade coin là gì?”, “làm cách nào để trade coin đây?”, “giao dịch thế nào cho hiệu quả?”.

Vậy thì bài viết này sinh ra là dành cho bạn rồi đó!

Nào giờ thì… bắt đầu thôi!

Trade Coin là gì?

Trade coin là hình thức mua bán coin trên các sàn giao dịch để kiếm lời. Coin ở đây là những đồng tiền điện tử như: Bitcoin, Ethereum, ….

Những đồng tiền này biến động rất mạnh, bạn có thể kiếm lợi nhuận trong ngày. Vì thế nó lọt vào “mắt xanh” của nhiều trader từ chuyên nghiệp tới nghiệp dư.

Đối với nhiều người họ xem đây như là một công việc chính thức của họ.

Hướng dẫn tham gia trade coin cho người mới

Bước 1: Chuẩn bị

  • Tài khoản ngân hàng (Vietcombank phổ biến) để mua tiền điện tử trên các sàn fiat
  • Tài khoản sàn giao dịch bằng VND
  • Ví lạnh nếu muốn lưu trữ dài hạn (HOLD)
  • Tài khoản các sàn lớn thanh khoản tốt nếu muốn trade coin

Bước 2: Tiến hành mua coin từ VND

Bạn có thể mua các loại đồng tiền điện tử (tiền ảo, coin) từ những sàn hỗ trợ mua bán bằng VND như:

Bạn có thể chọn Binance P2P để thực hiện trade coin trên sàn Binance luôn rất tiện nha

Bước 3: Gửi coin lên sàn để trade

Một số sàn trade coin uy tín và phí giao dịch rẻ:

Chi tiết về đăng ký và hướng dẫn giao dịch bạn nhấn vào tên các sàn trên là ra nhé

Xem ngay: Hướng dẫn trade coin trên Binance

Các thuật ngữ chuyên ngành trong trade coin

  • Dump: Nghĩa là giá giảm mạnh
  • Pumb: Giá tăng mạnh
  • Stop loss (SL): Dừng lỗ. Khi mua coin vào nhưng một thời nhất định giá không lên, thay vào đó còn rớt giá liên tục, bạn cảm giác nó vẫn tiếp tục giảm thì nên dừng lỗ. Chấp nhận lỗ và chờ thời cơ khi nó chạm đấy thì lại mua vào, lúc giá tăng thì bán ra sẽ thành lời
  • Take profit (TP): Chốt lời. Tức là cảm thấy lời như thế là đủ rồi và cảm thấy sẽ giảm thì bán ra
  • Hỗ trợ là gì: Là nơi mà khi giá chạy đến có thể tăng lại
  • Kháng cự là gì: Là nơi mà khi giá chạy đến có thể giảm lại
  • Volume: Khối lượng giao dịch, bạn mua thì ắt sẽ có người bán. Khi bán mua bán xong thì được gọi là giao dịch thành công và tính là một Volume
  • Long: Mua coin (Dùng cho margin)
  • Short: Bán coin (Dùng cho margin)
  • Margin là gì: Là hình thức Trade coin có sử dụng đòn bẩy, thường là 2,5 lần, tức là sàn giao dịch sẽ cho bạn vay 2,5 lần số tiền bạn đang có. Khi bạn có 1 BTC mà bạn trade trong margin thì bạn sẽ có 2,5 BTC để trade.

Một số kinh nghiệm khi Trade Coin

Thật ra mình cũng không phải dân Trade Coin chuyên nghiệp nên dưới đây chỉ là những kinh nghiệm nho nhỏ trong thời gian mình trade coin và cảm thấy nó có hiệu quả nên chia sẻ với mọi người. Nếu bác nào Pro rồi thì có thể bỏ qua nhé.

  • Nếu bạn có vốn ít thì nên chọn những coin rác để Trade, không trade BTC sẽ lời ít. Khi bạn có vốn từ 1 BTC trở lên thì hãy Trade BTC
  • Đối với những đồng tiền giá cao như ETH, DASH, XMR thì thường nó sẽ đi theo BTC
  • Những coin rác chắc chắn sẽ bị chi phối bởi Bitcoin, nên khi BTC giảm thì coin rác sẽ lên và ngược lại
  • Một số trường hợp Bitcoin gặp phải những tin xấu ảnh hưởng thì người dùng có khả năng đầu tư qua Ethereum, DASH coin, Monero Coin, lúc đó loại này lại có giá cao. Quan trọng bạn phải phán đoán được tâm lý của nhà đầu tư
  • Các bạn nên nhớ các sàn giao dịch tiền ảo luôn có khả năng thao túng giá, và điều chỉnh giá lên xuống theo ý họ muốn. Ngoài ra, những người có vốn lớn cũng có thể ít nhiều làm giá. Bạn phải phán đoán được ý đồ khi thấy coin tăng giảm mạnh. Phần này thì cần phải có kinh nghiệm trade coin nhiều.
  • Mới tập tành Trade coin thì chơi những coin rác thôi, ưu điểm là giá thấp, số vốn đầu tư thấp chủ yếu lấy kinh nghiệm.
  • Một trong những kinh nghiệm lớn nhất của mình là “Làm thực tế” mất tiền ngu thì mới khôn ra được, bạn cứ thử mất tầm $1000 như mình sẽ thấy khôn ra nhiều đó 🙂

Chiến lược trade coin đơn giản cho người mới bắt đầu

Để trade coin thành công chưa bao giờ là dễ đối với các trader “tập sự”. Dưới đây là các chiến lược trade coin cho người mới. Hi vọng qua đây, các bạn có thêm nhiều kiến thức cùng những thông tin bổ ích nhằm trade coin hiệu quả.

Bài viết này sẽ thảo luận về một số chiến lược đơn giản nhất cho các trader “tập sự” khi bắt đầu trade coin. Sử dụng tâm lý thị trường, khối lượng giao dịch, biến động giá, chỉ số cơ bản và biểu đồ để xác định cơ hội.

Trước khi bắt đầu trade coin, điều quan trọng là phải cân nhắc cẩn thận số tiền bạn sẵn sàng mạo hiểm. Hãy nhớ rằng, các thị trường tiền điện tử vô cùng ‘dễ bay hơi’, vì vậy cần thận trọng nhất có thể.

Hold lâu dài

Chiến lược đơn giản nhất trong danh sách này là chiến lược “hold lâu dài”, nói đơn gian là vì nó đòi hỏi rất ít kiến ​​thức để thành công.

Các quy tắc rất đơn giản: mua một coin mà bạn cảm thấy nó sẽ có một tương lai đầy hứa hẹn và hold nó trong vài tháng hoặc vài năm.

Ví dụ

Bạn có thể mua Bitcoin từ bất kỳ sàn giao dịch Bitcoin phổ biến nào đó bằng tiền fiat và chỉ cần kiểm tra giá sau 5 năm (chẳng hạn).

Không giống như các chiến lược khác, việc phải kiểm tra giá thường xuyên hoàn toàn không cần thiết.

Thực sự nên tránh hành động này để ngăn chặn việc bạn bị dao động và bán sớm vì các biến động giá thoáng qua.

Thay vào đó, bạn chỉ nên kiểm tra giá sau một khoảng thời gian dài – khi đó bạn có thể bán nếu bạn đã đạt được mức tăng mà bạn đang tìm kiếm.

Hold chắc chắn không phải là chiến lược hiệu quả nhất trong danh sách này, và không có gì đảm bảo rằng tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.

Hơn nữa, nó không phải là luôn luôn tối ưu để mua vào thời điểm hiện tại, vì tiền điện tử thường xuyên chịu những biến động mạnh trong thời gian ngắn.

Chính vì điều này, bạn có thể cải thiện chiến lược “hold lâu dài” một chút bằng cách sử dụng ‘chi phí trung bình’.

Ví dụ

Bạn muốn mua 2 BTC, bạn đừng mua lập tức cả 2 đồng mà hãy mua từng đồng môt.

Đợt đầu tiên bạn mua 1 BTC với giá 7.000 USD, thì sau vài ngày hãy mua một cái khác với giá 6.400 USD, chi phí trung bình phải trả cho mỗi BTC sẽ là 6.700 USD.

Chi phí trung bình nhằm mục đích bảo vệ bạn khỏi một vụ sụp giá lớn ngay sau khi bạn đầu tư.

Điều này có thể cung cấp cho bạn một số sự bảo vệ chống lại những biến động đáng kể của thị trường.

Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn bước vào đầu tư trong một thị trường giảm như hiện nay.

Trong mọi trường hợp, khi dự kiến ​​đầu tư vào một đồng coin, đặc biệt là đối với trader “tập sự”, chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện một số phân tích cơ bản trước tiên.

Điều này có nghĩa là kiểm tra xem đồng coin đó có thực sự có lý do để tăng trưởng hay không.

Bao gồm kiểm tra đối thủ cạnh tranh, sở thích cộng đồng và năng lực của team phát triển đồng coin ấy.

Lời khuyên: Khi nói đến “hold lâu dài”, đôi khi sự thiếu hiểu biết lại là phúc.

Trong thời gian dài, hầu hết các đồng tiền điện tử hàng đầu sẽ trải qua cả sự sụt giảm mạnh lẫn lợi nhuận đáng kể.

Tránh kiểm tra giá thường xuyên vì điều này có thể dẫn đến việc bạn bước ra khỏi thị trường quá sớm trong khi đấy chỉ là đà giảm tạm thời.

Giao dịch ngày

Chiến lược “giao dịch trong ngày” trái ngược hoàn toàn với “hold lâu dài”.

Nó được định nghĩa là hành vi mua và bán coin trong cùng một ngày hoặc nhiều lần trong một ngày, lợi dụng các biến động giá nhỏ.

“Giao dịch trong ngày” có khả năng mang lại lợi nhuận lớn nếu được thực hiện chính xác do sự biến động vốn có của tiền điện tử.

Tuy nhiên, “giao dịch trong ngày” chắc chắn sẽ rủi ro hơn so với “hold lâu dài”.

Vì nó khiến bạn dễ dàng mất một phần đáng kể trong danh mục đầu tư của bạn nếu bạn lỡ giao dịch đúng ngày đồng coin ấy cứ giảm mà không tăng.

Bởi vì điều này, khi “giao dịch trong ngày”, điều quan trọng là chỉ dùng đúng số tiền bạn có đủ khả năng để MẤT.

Và thiết lập LỆNH DỪNG LỖ thích hợp nhằm ngăn chặn bất kỳ tổn thất nghiêm trọng nào.

Trong thế giới tiền điện tử, mọi thứ chuyển động rất nhanh và khó lường.

Nhiều đồng coin có thể trải qua những biến động giá lên tới 5% trong suốt một ngày, đơn giản là do những thay đổi nhỏ về cung và cầu.

Hãy nhớ, luôn giữ bình tĩnh và bám sát kế hoạch.

Có rất nhiều chỉ số kỹ thuật hữu ích mà bạn có thể sử dụng để tìm điểm vào tốt cho giao dịch của mình.

Bao gồm đường trung bình động (EMA), Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) và đường trung bình động (MACD).

Nhưng bạn nên lưu ý rằng không ai trong số này mang đến hiệu quả 100%.

Lời khuyên: Giá trị hầu hết các đồng tiền điện tử bị ảnh hưởng nặng nề bởi tâm lý chung của thị trường.

Trong ngành công nghiệp này câu châm ngôn cũ của “mua tin đồn, bán sự thật” thường xuyên đúng.

Scalping (lướt sóng)

Bạn muốn tìm kiếm một chiến lược trade có nhịp độ nhanh với khả năng tạo ra lợi nhuận một cách nhanh chóng? “Scalping” dành cho bạn.

Cần lưu ý, chiến lược “scalping” khá giống với chiến lược “giao dịch trong ngày”.

Nhưng nó có nhịp độ nhanh hơn đồng thời cũng có nhiều rủi ro hơn và chỉ nên được thực hiện trên các đồng tiền có khối lượng lớn.

Với chiến lược “Scalping”, trader sẽ mở một vị thế và sau đó đóng nó lại trong phiên giao dịch hôm đó; nói cách khác, họ không bao giờ nắm giữ một vị thế qua đêm.

Trong khi với chiến lược “giao dịch trong ngày”, trader có thể tìm kiếm cơ hội để tham gia vào thị trường một hoặc hai lần, thậm chí một vài lần trong một ngày.

Nhưng tần suất tham gia thị trường của một scalper (người giao dịch lướt sóng) là rất cao và họ cố gắng thu được lợi nhuận nhỏ nhiều lần trong một phiên.

Scalping về cơ bản cho phép các trader tận dụng sự chênh lệch mà một đồng coin nhìn thấy qua các khung thời gian ngắn, chẳng hạn như một, ba hay năm phút.

Hiện tại, hầu như tất cả các đồng tiền điện tử có khối lượng giao dịch đáng kể đều dễ bay hơi.

Một ngoại lệ duy nhất là những stablecoin như Tether (USDT) và True USD – có xu hướng ít biến động hơn nhiều.

Để làm cho công việc trade coin của bạn dễ dàng hơn, chúng tôi khuyên bạn chỉ nên sử dụng những sàn giao dịch tiền điện tử lớn.

Và hãy gắn bó với những đồng tiền điện tử trong top 30 trên Coinmarketcap.

Các biến động giá nhỏ hơn thường xảy ra thường xuyên hơn nhiều so với các biến động lớn.

Với dao động từ 0.5% đến 1% trong một phút là phổ biến – ngay cả trong các giai đoạn biến động thấp.

Chính nhờ điều này, mà các scalper có thể kiếm cho mình một khoản lợi nhuận mỗi ngày, bất kể thị trường lên hay xuống.

Scalping là một trong những chiến lược thú vị được sử dụng để giao dịch. Tuy nhiên, nó cũng là một trong những chiến lược mang đến nhiều rủi ro nhất.

Như một đà giảm lớn có thể nhanh chóng quét sạch tất cả các khoản lợi nhuận trước đó của bạn. Vì thế, các scalper không nên bỏ qua lệnh dừng lỗ.

Và phương pháp này chắc chắn không dành cho những người yếu tim.

Để có thêm sự trợ giúp, bạn có thể sử dụng các chỉ số biến động cho chiến lược này. Cách đơn giản nhất cho trader “tập sự” là dải Bollinger.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng trung bình biên độ chính xác của giá (ATR) hoặc Chỉ số biến động (VIX).

Biến động cao nhất là khi các dải Bollinger trên và dải Bollinger dưới xa nhau; Biến động thấp hơn là khi chúng ở gần nhau.

Với mục đích của chiến lược này, bạn nên tìm kiếm những khoảng thời gian mà các dải Bollinger nằm cách xa nhau nhất để tìm các điểm vào.

Lời khuyên: Scalper nên chọn các sàn giao dịch có phí giao dịch thấp nhất.

Swing Trading

Không giống như giao dịch ngày (giao dịch diễn ra trong suốt một ngày), swing trading được thực hiện qua khung thời gian dài hơn, thường là một hoặc hai tuần.

Swing trading nhằm mục đích nắm bắt lợi nhuận lớn hơn trên khung thời gian dài hơn so với ngày giao dịch và scalping.

Điều này khiến nó trở thành một chiến lược lý tưởng cho người mới bắt đầu.

Là một swing trader, bạn chủ yếu quan tâm đến các biểu đồ hàng ngày và hàng tuần, và thời gian cần bỏ ra ít hơn so với scalper và trader giao dịch ngày.

Một swing trader thông minh sẽ sử dụng cả những chỉ số kỹ thuật và phân tích cơ bản.

Để xác định liệu một đồng coin sẽ trải qua một cú swing giá đáng kể hoặc có đủ động lực để thay đổi xu hướng.

Tin tức là thứ đặc biệt quan trọng với tiền điện tử, vì những tin tức tiêu cực hoặc tích cực có thể dễ dàng thay đổi xu hướng của đồng coin.

Khi swing trading, điều quan trọng là luôn cập nhật những phát triển mới nhất trong cộng đồng, vì nó có thể ảnh hưởng đến hành động giá của các lựa chọn của bạn.

Các chỉ báo như RSI hoặc MACD có thể thực sự hữu ích khi được sử dụng trong các khung thời gian dài.

Ngoài ra, các biểu đồ cũng nên được sử dụng vì chúng có thể cung cấp một lượng thông tin tốt về đồng coin và thời điểm vào hoặc ra khỏi một vị thế.

Swing trading phù hợp cho những người có vốn đầu tư từ nhỏ đến trung bình.

Không giống như scalping (và đôi khi là giao dịch ngày), chiến lược này không yêu cầu lệnh dừng lỗ chặt chẽ.

Mặc dù chúng tôi vẫn khuyên bạn nên sử dụng một lệnh dừng lỗ tương đối gần để bảo vệ bạn trước các đà sụt giảm lớn.

Là người mới bắt đầu, chúng tôi không khuyến khích bạn swing trading trên giao dịch ký quỹ (margin trading).

Hoặc sử dụng đòn bẩy, vì chúng chỉ nên được dành riêng cho các trader có kinh nghiệm.

Lời khuyên: Là người mới bắt đầu, chúng tôi khuyên bạn không nên đi ngược lại xu hướng.

Thị trường tiền điện tử đã ở trong một xu hướng giảm trong gần một năm; do đó, để kiếm được lợi nhuận trên các vị thế lâu dài có thể sẽ rất khó khăn.

Đây là lúc bạn chỉ nên chơi các vị thế ngắn.

Trade coin dựa trên chỉ số RSI

Trade dựa trên Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) là một trong những chiến lược phổ biến đối với các trader “tập sự”.

RSI là một chỉ số động lượng đơn giản đo tốc độ và sự thay đổi của các biến động giá gần đây để giúp xác định các thị trường mua quá mức và bán quá mức.

Hầu hết các trader thường sẽ đặt RSI trong khoảng từ 30–70. Nếu RSI giảm xuống dưới mức 30, điều này có nghĩa là đồng coin bị bán quá mức => giá có thể phục hồi ngay sau đó.

Trong khi chỉ số RSI trên 70 có thể cho thấy đồng coin bị mua quá nhiều => có khả năng dẫn đến đợt bán tháo.

Để hiểu rõ hơn về RSI, chúng ta sẽ xem xét ví dụ về Bitcoin (BTC):

Chỉ số RSI (đường màu tím) đã bị mở rộng lúc 12:00 và nhanh chóng xuyên thủng mốc 30 vài lần trước khi giá tăng trở lại.

Chỉ vài giờ sau đó, chỉ số RSI chạm ngưỡng 70 và giá của BTC đã đi vào một xu hướng giảm.

Nhìn có vẻ như đây là một chiến lược không thể có sai lầm, nhưng đừng để bị lừa. RSI không phải lúc nào cũng chính xác.

Bởi vì điều này, thứ quan trọng nhất là thiết lập lệnh dừng lỗ của bạn ngay dưới giá nhập của bạn, điều này sẽ cho phép bạn thoát khỏi vị thế của mình nếu chỉ số RSI tiếp tục giảm.

Nếu lệnh dừng lỗ của bạn được kích hoạt, bạn có thể theo dõi thêm động thái tiếp theo của chỉ số RSI và các chỉ số sức mạnh khác.

Để xác định liệu bạn có nên vào lại ở mức RSI thấp hơn để chuẩn bị đà tăng đột biến ngay sau đó không.

Lời khuyên: Khi tham khảo các biểu đồ 4 giờ hoặc hàng ngày, bạn nên để ý đến chỉ số RSI để xác định bán quá mức hoặc mua quá mức.

Tránh các nhóm bơm-xả (Pump-Dump)

Khi bạn tiếp tục nghiên cứu về các chiến lược giao dịch, bạn gần như chắc chắn sẽ gặp phải thứ gì đó được gọi là nhóm ‘pump-dump’.

Đây là những nhóm có xu hướng cung cấp cho người xem những lợi nhuận bất thường của họ dựa trên những tuyên bố sai lệch hoặc thường gây hiểu lầm.

Thông thường, các máy bơm sẽ cố gắng tổ chức một số lượng lớn đơn đặt hàng trên một tài sản cụ thể để tăng giá đồng coin đó.

Khi đó, giá sẽ tăng mạnh đột biến và các trader thường lao vào để kiếm lợi nhuận nhưng khi đến một mốc nào đó, các ‘máy bơm’ sẽ xả (bán tháo) coin.

Và tất nhiên chính các trader sẽ là những người lãnh đủ.

Có thể bạn sẽ cảm thấy mình vẫn có thể kiếm lời trong những đợt ‘bơm-xả’ như vậy, nhưng điều này rất khó xảy ra và hầu như chắc chắn sẽ khiến bạn mất tiền trong thời gian dài.

Lời khuyên: Trong các thị trường truyền thống, bơm và bán phá giá một tài sản là bất hợp pháp, là một hình thức thao túng thị trường của những chú cá voi lớn.

16 nguyên tắc trade coin tránh thua lỗ cho người mới

Dưới đây là 16 nguyên tắc, cũng như một chút kinh nghiệm trong trade coin mà anh em cần lưu ý để hạn chế tối đa thua lỗ.

Nguyên tắc 1: Xác định mức vốn đầu tư

Xác định vốn bỏ ra là vốn nhàn rỗi, nếu mất đi không ảnh hưởng tới cuộc sống và bắt đầu với số tiền thật nhỏ.

Nguyên tắc 2: Xác định mục tiêu

  • TRADER (mua – bán lướt sóng)
  • HOLDER (giữ dài hạn)
  • TRADER & HOLDER

Nguyên tắc 3: Xác định thị trường coin

Thị trường coin được phân chia làm 3 phân khúc:

  • Low risk: Top coin 1-4
  • Medium risk: Top coin 5-11
  • High risk: Các coin có thông tin tốt nhưng có Capital nhỏ.

Mình sẽ gọi là 3a, 3b, 3c tương ứng với Low risk, Medium risk và High risk ở những phần tiếp theo nhé.

Nguyên tắc 4: Phân chia vốn hợp lý

Nếu có điều kiện thì nên chia 100% vốn như sau:

60% vào 3a + 20% vào 3b và 20% vào 3c.

Như vậy phân khúc 3a sẽ là Dài hạn, phân khúc 3b là Trung hạn và phân khúc 3c là Lướt sóng.

Lưu ý: Đừng nghe mọi người mà đầu tư hết vào 3c, nếu may mắn thì tài khoản x2, x5, x10 … nhưng khả năng mất trắng sẽ rất cao. “Tham thì thâm”, mình cứ chậm mà chắc, không cần lời nhiều chỉ mong sao không mất vốn, khi mất vốn bạn sẽ lâm vào cảnh khốn đốn đấy!

Ví dụ: Vốn bạn có 100$, nếu từ từ bạn sẽ x2 tài khoản. Lúc này bạn có 200$, tuy nhiên nếu bạn nóng vội mất đi 50% vốn có nghĩa là bạn chỉ còn 50$, khó khăn bắt đầu từ đây. Bây giờ bạn muốn có 200$ thì phải x4 tài khoản. Không hề dễ chút nào.

Nguyên tắc 5: Sai lầm khi chọn coin

Các newbie hay phạm sai lầm là chọn các coin rẻ tiền mà mua chỉ vì nó, rẻ hy vọng nó mau x2, x10 mà bỏ qua thông tin là sai lầm nhé vì những loại coin này sẽ giết chết những ai không hiểu biết nhanh chóng.

Ví dụ: Coin A giá 0.1 BTC và coin B giá 0.000000050 (50 satoshi) và bạn đã bao giờ nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu A và B cùng giảm 1 shatoshi???. A giảm 1 Sat không là gì cả nhưng B giảm 1 Sat có nghĩa là ví coin B của bạn đã giảm 2%, thật kinh khủng phải không???

Nguyên tắc 6: Quản lý vốn chuyên sâu

Sau khi bạn đầu tư theo nguyên tắc 3a, 3b, 3c thì trong từng mục đầu tư bạn không nên sử dụng hết toàn bộ vốn mình có cho 1 lần đặt lệnh mua hay bán toàn bộ số coin của mình trong 1 lần bán.

Khi mua và bán các bạn phải kết hợp thêm tin tức và phân tích kỹ thuật nữa nhé, theo kinh nghiệm các đàn anh đi trước 20% là phân tích kỹ thuật và 80% là tin tức; do đó khi thị trường không có tin gì đáng kể thì chủ yếu dựa vào kỹ thuật và ngược lại.

Nếu vốn ban đầu nhỏ quá không thể chia ra nhiều như vậy thì bạn nên chọn 3a hoặc 3b thôi và HOLDER là chủ yếu, khả năng thắng của 3a là trên 85% nhưng chầm chậm thôi. Và nhớ là đừng mua đỉnh bán đáy!

Quay ngược thời gian 1 tí, ngày xưa ai từng chơi CHO – NHẬN chắc biết lãi cao ngất ngưỡng là 30%/ tháng, có nghĩa là 100 ngày bạn mới x2 tài khoản, nếu chơi tiếp thì 100% vốn của bạn vẫn đang rủi ro.

Thị trường chứng khoán thì có những mã cổ phiếu bạn ngậm hàng từ 6 tháng tới 1 năm là bình thường, IPO thì còn lâu hơn nữa …

Hôm nay Trade coin bạn không nên quá nóng nảy sẽ hỏng chuyện! Đừng thấy người khác thắng lớn sinh lòng tham! Đôi khi phải kiểm điểm lại bản thân muốn sáng mua chiều có lời (nếu được thì quá tốt) là có quá đáng và quá tham không?

Ví dụ

Cách đây hơn 10 ngày 1 số bạn mua XRP ở giá 130 thậm chí 150 hoặc 170, cho tới thời điểm giá tầm 100 – 103.

Nhưng vì XRP là top 3 là mục đầu tư 3a thì các bạn cứ yên chí chờ đợi trong vòng không quá 100 ngày bạn sẽ thôi sẽ thu vốn và lãi ít nhất từ 50-100% tuỳ vào giá lúc mua!

Vậy tóm lại bạn muốn kiếm tiền và bảo toàn đồng vốn thì phải biết chờ đợi thời cơ. Riêng nhóm 3c thì ngược lại nhé đánh nhanh rút gọn, newbie không nên chơi quá lớn ở phân khúc này.

Nguyên tắc 7: Phân tích kỹ thuật

Nhiều bạn cứ băn khoăn mình không biết phân tích kỹ thuật giờ phải làm sao?! Không có gì lo lắng cả, bản thân tôi cũng không biết quá nhiều phân tích về kỹ thuật … chỉ cần biết những gì nên biết!

Thứ nhất các bạn phải biết cách đọc nến nhật, điểm kháng cự, điểm hỗ trợ, vùng kháng cự, vùng hỗ trợ,

Đường Bollinger Bands, nếu thích thì thêm MACD thế là ok rồi, (ai biết nhiều hơn thì cứ phân tích, còn không nữa thì xem chuyên gia phân tích rồi tự đánh giá lại) (kết quả không mấy sai lệch đâu với số vốn nhỏ).

Mấy cái này lên youtube tìm hiểu có đầy, lựa clip nào dễ hiểu mà học. Khi phân tích quá lâu cơ hội sẽ bay đi, phân tích ẩu sẽ trả giá!

Ah! Quên nữa 1 vấn đề quan trọng trong phân tích là phải để ý tới khung thời gian phân tích 15’ , 30’, 1h, 4h,…, 1 ngày … sẽ cho giá trị khác nhau trong ngắn hay dài hạn.

À Blogtienao cũng có chuỗi bài viết về Phân tích kỹ thuật bạn có thể xem nha.

Xem ngay: Phân tích kỹ thuật là gì?

Nguyên tắc 8: Xác định tin tức và tin đồn

Cần phân biệt sự khác nhau giữa tin tức và tin đồn, Tin tức là tin xác nhận có thật, một khi tin tức giả thì nó là tin đồn. Khi nhận được 1 tin thì các bạn nên tự tìm hiểu và phân tích xem nó là tin tức hay tin đồn. Đầu tiên là xem xét người đưa tin, tin gốc và người đưa tin gốc có uy tín không, xem thêm ở các diễn đàn khác và các comment về tin này và không quên xem thời gian post bài nhé. Một người có uy tín sẽ có nhiều người Views, Like, Follow, Subscribed và nhiều good comments hoặc ngược lại, còn nếu biết rõ về người post tin gốc thì còn gì bằng.

Đôi khi tin đồn mà nhiều người chấp nhận thì nó sẽ là tin tốt trong ngắn hạn (lướt sóng). Vừa qua có 1 coin top 10 đồn sắp được lên sàn Okcoin và kết quả là coin đó đã tăng lên gần gấp 3 tính từ giá chạm đáy! Sau khi Okcoin xác nhận tin không có thật thì coin này vẫn giữ ở mức gần x2 vì nó là top coin (nếu là coin khác sẽ giảm sâu).

Còn nữa các bạn không nên nghe theo xúi dục của 1 số nhóm pump coin nhất là coin rác (volume nhỏ), đây chính là tin đồn của 1 hoặc 1 số người trục lợi bản thân mà những người như các bạn sẽ là nạn nhân. Nếu kiến thức còn hạn chế các bạn chỉ nên đầu tư theo nhóm 3a và 1 ít 3b thôi (xem lại bài trước).

Ví dụ sau đây bạn sẽ nắm ngay vấn đề: Coin Y có giá là 5 Shatoshi , volume là 100 BTC và trong nhóm thông báo bạn 19h tối nay WHALE ăn hàng sẽ Pump to the moon (lên cung trăng đó). Như vậy “nhà cái” trong Pump group chỉ cần có trong tay tầm 30 BTC và bắt đầu mua vào coin Y từ từ, đến gần 19h giờ họ mua với số lượng lớn đẩy giá lên tầm 10 -20%.

Khi đó mọi người tin rằng WHALE đã xuất hiện, tin là có thật và bắt đầu mua vào. Giả sử trong group bạn có 500 người, có người tham gia nhiều, có người ít và 1 số không tham gia … tính trung bình mỗi người tham gia 0.2 BTC vậy tổng vốn đưa vào coin Y = 0.2BTC x 500 = 100BTC, ngay lập tức giá tăng hơn 100%.

Trong khi 500 anh em đang nhiệt tình mua vào nhưng có ai biết rằng số coin Y mà họ đang mua vào phần lớn là từ “nhà cái” xả ra cho các bạn hốt vào, nhà cái an toàn và đã nhân đôi tài khoản. Số phận của các bạn sẽ ra sao??? Chúng ta lại dẫm đạp lên nhau mà sống, giết hại đồng môn… ai thoát ra sớm thì có lời 50%, 40%… 10% hoặc may mắn huề vốn, phần lớn số còn lại là tan xác.

Như vậy số người có chút ít lợi lộc vẫn tin rằng WHALE pump là có thật, số còn lại tự trách mình vào lệnh chậm quá, quan trọng hơn cả là uy tín “nhà cái” vẫn còn nguyên và 500 anh em lại tiếp tục bị lợi dụng ở những game tiếp theo. Thật là đáng thương. Con số trong bài viết mang tính chất minh hoạ, nếu Group Pump này có vài ngàn người thì hậu quả còn kinh khủng hơn.

Nói tóm lại là tin pump (không phải 100% đều xấu) thì phải kiểm tra đi, kiểm tra lại nhiều lần tính trung thực của nó và quan trọng nên đón nhận từ những ACE có “tâm” và có uy tín và quyết định sau cùng là ở bạn.

Tin tức và tin đồn sau khi xác nhận tính trung thực đến bao nhiêu % và cần kết hợp với 1 ít phân tích kỹ thuật là các bạn có thể tự tin chiến 1 mình.

Nguyên tắc 9: Tâm lý bản thân | Quỹ thời gian Trade | Cách vào và ra lệnh

Về tâm lý bản thân phải thật sự vững, muốn vậy cần nắm rõ kiến thức từ mục số 1/. đến 8/. ở 2 bài trước. Khi thị trường dao động mạnh cần xác định được tạm thời đâu là đỉnh và đáy, xác định ngay mua vào giá nào và bán ngay giá nào, khi quyết định phải dứt khoát là mua – bán hay ôm dài hạn và quyết định rồi không nuối tiếc!

Quỹ thời gian trade: nên dành thời gian hợp lý cho từng cách đánh TRADER hay HOLDER. (Bây giờ bạn làm nhân viên văn phòng ngày 8h thì lương cũng chỉ tầm 5tr VND/ tháng). Ngoài ra dành nhiều thời gian tìm hiểu thông tin coin mình đã và sẽ nắm giữ.

Vào lệnh SELL / BUY : bạn cần xác định bỏ bao nhiêu vốn cho lệnh đó, đừng vào theo cảm tính, ví dụ số lượng 10, 100, 1000 … sẽ không kiểm soát hiệu quả hay thiệt hại do lệnh đó gây ra. Bạn phải xác định rõ lệnh này 10$, 100$… hay 0.01 btc, 0.05btc, 0.1 btc … đến khi lời (lỗ) 10% , 20% … còn biết hiệu quả hay thiệt hại bao nhiêu. Nhiều lúc bạn giữ tới 10.000 đồng coin A, khi giá tăng gấp đôi tưởng rằng mình trúng lớn hoá ra 10.000 đồng coin A giá chỉ có 2$ chẳng hạn!

Vào lệnh SELL / BUY bạn nên bật Bollinger bands lên và xác định giá đỉnh và đáy tạm thời. Khi muốn mua thì nên đặt cao hơn giá đáy 1 tí (có thể xác định thêm đáy 1, đáy 2 …); Tương tự như vậy khi muốn bán thì bán dưới giá đỉnh 1 tí (có thể xác định thêm đỉnh 1, đỉnh 2 …). Tóm lại có thể mua nhiều đợt và bán nhiều đợt (nên như vậy).

Nguyên tắc 10: TAKE PROFIT (chốt lời) & STOP LOSS (cắt lỗ)

Các bạn phải xác định trước vấn đề này khi vào lệnh tiềm năng sẽ thắng bao nhiêu % và giảm bao nhiêu % thì cắt lỗ (kết hợp với chiến lược dài hay ngắn hạn nhé). Có thể bạn đặt mục tiêu tăng 10% thì chốt và giảm 10% thì cắt, điều này có sẽ đúng nhưng chưa đủ.

Thông thường bạn xem xét Bollinger Bands xem giá đang là đỉnh hay đáy ( ngắn hạn và dài hạn) + Tin tức hiện tại xem nó diễn tiếp diễn tốt hay xấu mà quyết định.

Phí sàn nói nhỏ không nhỏ, lớn không lớn nhưng phải biết rõ về nó, một số ACE vào lướt khí thế một lúc sau mới thấy tài khoản âm vì tính sai phí này. Ví dụ sàn Bittrex phí 0.25% thì bạn phải tính phí cho 1 lần mua bán là 0.25 x 2 = 0.5% nhé. Khi vào lệnh Sell phải lớn hơn 0.5% thì mới có lãi. Mẹo tính nhanh dễ hiểu: bạn chốt lãi và cắt lỗ 8% chẳn hạn, thì chỉ việc lấy giá mua x 92% hoặc giá mua x 108% là có kết quả ngay. Trừ khi phải hạ cánh gấp để bảo toàn vốn, lướt nên chốt lãi 5% trở lên, thấp quá chỉ làm mọi cho sàn.

Ví dụ 1: Giá đã chạm đáy mà đợt giảm này chỉ đơn thuần là điều chỉnh, ngoài ra khộng có tin gì quá xấu vậy thì cắt lỗ làm gì cho dù nó đã giảm 10%?

Còn nếu chắc rằng nó sẽ giảm sâu hơn nữa thì bán cắt lỗ và mua lại ở giá thấp hơn.

Ngoài ra các bạn có điều kiện về vốn thì nên áp dụng phương pháp DCA (giá trung bình).

Ví dụ 2: Mua 1 coin A mua lúc giá 100$ , nay giảm còn 80$ thì bạn mua thêm 1 A nữa, như vậy bạn sẽ có 2 coin A ở mức giá trung bình là 90$ … và cứ tiếp như vậy nếu bạn có niềm tin với A. Khi bán cũng vậy để tránh ăn non hoặc mất ăn bạn cũng chia nhỏ ra bán giá tăng dần từ mức giá mà cảm thấy chấp nhận chốt lãi.

Nguyên tắc 11: Bẫy bò | Bẫy gấu | Cháy tài khoản

Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy 1 đồng coi nào đó tăng rất nhanh chóng và cũng tuột kinh hoàng (và ngược lại) đây là lúc WHALE đặt bẫy, những ai thiếu kinh nghiệm, kiến thức, yếu tâm lý sẽ bị sụp bẫy, hoặc là mua giá cao ngất rồi bị rớt thảm, hoặc là bán giá cực rẻ rồi ngắm nhìn đồng coin vừa bán tăng khủng.

Thông thường những ông chơi Margin mà chơi lớn khi cháy tài khoản cũng có hiện tượng tương tự, giá trong tích tắc rớt sâu rồi tăng lên lại. Do đó khi thị trường biến động và dự đoán sẽ có nhiều tài khoản sẽ cháy thì đặt lênh mua sẳn giá rẻ 1 tí sẽ có nhiều bất ngờ nhé!

Nguyên tắc 12: BUY WALL (tường mua) | SELL WALL (tường bán)

Tường mua và tường bán là nơi đó đang chốt chặn giá mua hoặc giá bán với 1 số lượng đủ lớn hoặc rất lớn. Thông thường thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo vì các bạn phải biết rằng khi các đại gia muốn hù doạ bạn để rơi vào bẫy của họ thì họ sẽ đặt lệnh chốt chặn này và các bạn phải biết rằng lệnh này có quyền huỷ bất kỳ lúc nào trước khi khớp lệnh.

Do đó Buy Wall hay Sell Wall có thể là thật cũng có thể là ảo. Riêng bản thân tôi chỉ tham khảo chỉ tiêu này và có giá trị khoảng 20% hoặt ít hơn trong quyết định.

Nguyên tắc 13: SCAM và điều cần biết

Tất cả tài khoản cá nhân của bạn: email, facebook, zalo, telegram, tài khoản trade, Ví blockchain, tài khoản ngân hàng, kể cả cái laoptop, điện thoại và cái SIM thường dùng của bạn … đều là tiền, do đó phải bảo mật và bảo vệ tối đa, bật bảo mật 2 lớp, tuyệt đối không dại dột mà cung cấp bất kỳ thông tin gì về tài khoản hay tin nhắn về điện thoại kể cả khi bạn cần người khác giúp đỡ ==>Toàn bộ đều là Scam.

Dù bạn có trade thành công tới đâu đi nữa thì khi bị Scam thì chỉ bằng con số 0 và nỗi ám ảnh không quên được! Hết sức lưu ý khi mang điện thoại, Ipad, Laptop ra ngoài sửa chữa.

Nguyên tắc 14: Phân biệt giữa tin tức và tin đồn dạng thô

Tin tức và tin đồn dạng thô chưa sàn lọc từ nước ngoài thì tôi có nhiều, cần các bạn tâm huyết hợp tác phân tích thêm hỗ trợ mọi người cùng thắng lợi, một mình nhiều quá tìm hiểu không xuể. Bản gốc là tiếng anh trên những chuyên trang uy tín và tweeter của 1 số CEO của 1 vài đồng coin. Mọi thứ hoàn toàn free vì các bạn biết thêm các bạn có thêm thu nhập còn bản thân tôi có mất gì đâu!

Tiếng anh thì các bạn không phải lo, dùng trình duyệt CHROME mở rồi click chuột phải dịch sang Tiếng Việt nhưng điều quan trọng là phải thật hiểu bài rất dễ nhầm lẫn khi tin dự báo giảm mà các bạn hiểu là tăng thì cái gì đến sẽ đến! Cái này bản thân tôi cũng hay nhầm lẫn vì không ai nó rõ là tăng hay giảm đâu nhé!

Nguyên tắc 15: Biến động giá BTC

Trade coin nên để ý một tí đến giá BTC vì những khi Bitcoin biến động thì thị trường Altcoin ít nhiều bị ảnh hưởng. Không có quy luật rõ ràng là đồng biến hay nghịch biến với BTC nhé với lại có trên 700 đồng coin thì cũng sẽ có cái tăng cái giảm, chỉ cần lưu ý là nó có biết động để không quá lo lắng hoảng sợ và bình tĩnh xem nên làm gì tiếp theo hay chỉ đơn giản là chờ đợi.

Nguyên tắc 16: Nguyên tắc quan trọng sau cùng

Bạn có quyền xem người khác nói gì, phân tích gì … nhưng tin hay không là ở bạn. Nên xem để tham khảo + kiến thức của bạn = thu nhập.

Tin Dump hay Pump có giá trị trong thời gian bao lâu và nên xem xét trong ngắn hạn và dài hạn. Nhiều bạn mua sáng xong chiều rớt lại than phiền … hôm sau lại tăng mạnh … Hoặc mua vào hôm sau tăng 5-10% và bạn không biết đánh giá không chịu lướt để vài ngày tới bị giảm sâu! Cũng lại than phiền!

Bạn nên tạo kiến thức cho bản thân. Tạo cho mình cái cần câu mà đi câu cá chứ đừng có mỗi ngày đi xin 1 con cá về ăn thì rất nguy hiểm.
Hạn chế không nên hỏi ai đó nên mua gì bán gì! Và bản thân tôi cũng không trả lời được những câu như vậy!

Tin tức và tin đồn là con dao 2 lưỡi nó có thể giúp bạn hôm nay và giết chết bạn ngày mai nếu bạn không biết sàn lọc tìm hiểu!

Giải pháp cho người không có thời gian học trade coin

Nếu bạn không có thời gian học trade coin, hoặc phân tích. Thì bạn có thể tham khảo các tín hiệu từ kênh trade coin chính thức của Blogtienao (Trade Coin BTA)

Những tín hiệu này hoàn toàn miễn phí 100% nhé. Tất nhiên tín hiệu thì không thể nào đúng 100%.

Nên bạn phải phân bổ vốn và kết hợp với kiến thức bản thân thì mới có lợi nhuận nha.

Lời kết

Để trở thành một Trader chuyên nghiệp không phải chuyện đơn giản, một vài ngày là có thể làm được. Với bài viết “Trade Coin là gì? Tìm hiểu các định nghĩa và khái niệm cơ bản” này mình sẽ chỉ dừng lại ở mức hướng dẫn Trade coin .

Muốn trở thành dân chuyên nghiệp và kiếm lợi nhuận từ Trade coin bạn cần phải học, làm và mất tiền ngu nhiều lần khi đó mới đúc rút được nhiều kinh nghiệm. Chúc bạn thành công.

4.4/5 - (84 bình chọn)

14 BÌNH LUẬN

  1. quá hay thật sự là ng mới tập ,chữa nấm kthuat , giờ muốn đc tư vấn từ aden z thì pải batđau ntn..làm sao được giupđo cách đag ký tk cug nhu rut tien vn ve tkđe mua ban..

  2. ad cho hỏi là: jo có 7trieu v nđ (tiien mặt, cchua có tk ngân hàng)đag muốn mua trụ lâu dài dòng bitshares, mà kg biết làm sao? thất log xin tv ttung buộc đe số coin đo thuộc sở hữu của chính tên mình. đt xin đc tư vấn 973590234

  3. Ad có thể giải thích thêm vì sao khi BTC giảm thì coin rác sẽ lên không? Có phải vì khi đó traders dùng BTC để mua coin rác? Thanks!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Hên Vãi
Hên Vãihttps://blogtienao.com/tac-gia/hen-vai/
Hi, Mình là Hên Vãi, Founder & CEO của Blog TIền Ảo (BTA). Mình rất đam mê làm cộng đồng, vì thế mới sinh ra blogtienao.com từ 2017. Mình hy vọng các kiến thức trên BTA sẽ giúp ích cho các bạn.
- Advertisement -