Deutsche Bank hay Deutsche Bank AG – tập đoàn ngân hàng tư nhân lớn nhất nước Đức có trụ sở chính đặt tại Frankfurt am Main, được thành lập vào năm 1870 – đã công bố một báo cáo nói rằng Bitcoin là quá quan trọng để có thể bỏ qua…
Bản báo cáo của Ngân hàng Deutsche đã xuất bản vào tuần trước với tựa đề: “Bitcoins: Can the Tinkerbell Effect Become a Self-Fulfilling Prophecy?” Đây là phần ba của “Tương lai của thanh toán: Series 2” Tác giả báo cáo, nhà phân tích nghiên cứu Marion Laboure, Ph.D., đã viết:
Vốn hóa thị trường 1 nghìn tỷ USD của Bitcoin khiến nó trở nên quá quan trọng để bỏ qua. Miễn là các nhà quản lý tài sản và các công ty tiếp tục tham gia thị trường, giá bitcoin có thể sẽ tiếp tục tăng.
Tại thời điểm viết bài, Bitcoin đang giao dịch với giá 57.065 USD và vốn hóa thị trường của tiền điện tử là khoảng 1,064 nghìn tỷ USD, dựa trên dữ liệu từ Coinmarketcap.
Báo cáo cũng thảo luận về việc Bitcoin như một loại hàng hóa, tiền tệ và vốn chủ sở hữu. Mặc dù lưu ý rằng “các giao dịch bitcoin và khả năng giao dịch vẫn còn hạn chế”, nhưng “vốn hóa thị trường của chúng đang nằm trong danh sách top 10, cả dưới dạng tiền tệ và cổ phiếu”. So sánh Bitcoin với tiền tệ fiat, báo cáo nêu chi tiết:
Xét về tổng số tiền tệ đang lưu hành, Bitcoin là đồng tiền lớn thứ ba trên thế giới, sau đô la Mỹ và đồng euro.
“Điều này chủ yếu là do sự gia tăng đáng kể về giá trị của Bitcoin gần đây,” báo cáo tiếp tục, thêm rằng:
Vào đầu năm 2019, Bitcoin chỉ chiếm 3% số đô la Mỹ lưu hành, nhưng vào tháng 2 năm 2021, nó đã tăng vượt 40% số đô la Mỹ đang lưu hành.
Đồng tiền lớn thứ tư, theo Deutsche Bank Research, là đồng yên của Nhật Bản, tiếp theo là đồng rupee của Ấn Độ.
Laboure khẳng định rằng:
Giá trị của Bitcoin sẽ tiếp tục tăng và giảm tùy thuộc vào những gì mọi người tin rằng nó có giá trị.
Cô giải thích: “Điều này đôi khi được gọi là Hiệu ứng Tinkerbell”. Hiệu ứng Tinkerbell là một thuật ngữ kinh tế, ý chỉ khi càng có nhiều người tin vào điều gì đó, thì điều đó càng có khả năng xảy ra. Thuật ngữ này dựa trên câu nói của Peter Pan về việc Tinkerbell có tồn tại bởi vì các trẻ em tin rằng cô ấy tồn tại, một diễn biến trong câu chuyện cổ tích có tên Peter Pan.
Hơn nữa, nhà phân tích của Deutsche Bank nói thêm rằng:
Các ngân hàng trung ương và chính phủ hiểu rằng tiền điện tử sẽ tồn tại, vì vậy họ dự kiến sẽ bắt đầu điều chỉnh tài sản tiền điện tử vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Báo cáo của Deutsche Bank cũng lưu ý rằng các ngân hàng trung ương “cũng đang tăng tốc nghiên cứu về các loại tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) và triển khai các chương trình thí điểm”.
Laboure đã tiến hành thảo luận về tương lai của Bitcoin. “Trong ngắn hạn,” cô ấy nói, “Bitcoin sẽ tồn tại và giá trị của nó vẫn sẽ biến động.”
Về trung và dài hạn, nhà phân tích tin rằng “có thể sẽ có rất ít chỗ cho việc sử dụng tiền điện tử như một phương tiện thanh toán rộng rãi.” Hơn nữa, cô ấy cảnh báo rằng trong dài hạn, Bitcoin “sẽ phải chuyển đổi tiềm năng thành kết quả để duy trì đề xuất giá trị của nó,”:
Về lâu dài, các ngân hàng trung ương khó có thể từ bỏ sự độc quyền của mình. Và chừng nào các chính phủ và ngân hàng trung ương còn tồn tại và nắm quyền điều tiết tiền tệ, thì sẽ có rất ít chỗ cho bitcoin – như một phương tiện thanh toán – để thay thế các loại tiền tệ truyền thống.
Có thể bạn quan tâm:
- Diễn biến mới về vụ kiện của SEC và Ripple
- “Nếu muốn giàu hãy đầu tư 3 đồng coin này”
- Kế hoạch niêm yết trực tiếp của Coinbase bị trì hoãn vì SEC?