Chủ tịch FDIC cho biết các nhà quản lý đang cố gắng vạch ra một lộ trình cho các ngân hàng và tổ chức tài chính nắm giữ tiền điện tử.
Các cơ quan quản lý ngân hàng hàng đầu ở Mỹ đang xem xét hợp tác trên một khuôn khổ nhằm cho phép các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác nắm giữ tiền điện tử.
Nhóm cơ quan này gồm FDIC, Cục Dự trữ Liên bang và Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ, tất cả đã làm việc cùng nhau kể từ tháng 5 để vạch ra một hướng đi rõ ràng cho tương lai của ngân hàng và tiền điện tử.
Jelena McWilliams, người đứng đầu FDIC cho biết:
“Tôi nghĩ chúng ta cần cho phép các ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực này, đồng thời quản lý và giảm thiểu rủi ro một cách thích hợp. Nếu chúng ta không đưa hoạt động này vào bên trong ngân hàng, thì hoạt động này vẫn sẽ phát triển mạnh mẽ bên ngoài ngân hàng”.
Bên cạnh đó, bà nói thêm nếu tiền điện tử được phép phát triển bên ngoài ngân hàng, thì việc kiểm soát chúng một cách hợp lý sẽ là một nhiệm vụ khó khăn cho các cơ quan quản lý liên bang.
“Mục tiêu của tôi trong nhóm liên ngành này về cơ bản là cung cấp một con đường để các ngân hàng có thể hoạt động như một người giám sát tài sản tiền điện tử, sử dụng chúng như một số hình thức thế chấp. Ngoài ra, chúng tôi sẽ xem xét thêm về trường hợp nào các ngân hàng có thể giữ chúng trên bảng cân đối kế toán”, Chủ tịch FDIC nói thêm.
Có thể bạn quan tâm:
- Tổng hợp các sự kiện có trong tháng 11
- Cơ quan quản lý chứng khoán Úc ban hành hướng dẫn cho các ETP tiền điện tử
- Việt Nam phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, nghiên cứu tiền kỹ thuật số quốc gia