Chào anh em! Sau 7 bài học cơ bản chắc anh em cũng nắm được sơ sơ rồi nhỉ? Tiếp tục series lớp học của Blogtienao (BTA) thì đây là bài số 8. Ở bài này sẽ giúp anh em có cái nhìn thiện cảm hơn với mô hình nến Nhật.
Tới giờ học thì vào lớp thôi nào!
Xem thêm: Bài 7: Những yếu tố tác động tới sự tăng và giảm giá của Bitcoin (BTC)
Nến Nhật là gì?
Nến Nhật là thứ biểu diễn giá tăng hay giảm trong khung thời gian xác định. Nó giúp bạn xác định được những bước tiến hay lui của thị trường. Mỗi cây nến đều có một ý nghĩa riêng của nó. Trong Forex hay Crypto nến cũng là một cách để phân tích kỹ thuật. Để dự đoán được những bước đi đó bạn có thể nhìn vào các mẫu hình nến được tạo ra.
Xem thêm: Forex là gì? Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết cho người mới
Một nến gồm có: thân nến và bóng nến. Các loại giá hình thành nến Nhật: giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất. Thông thường thì nến Nhật có hai màu xanh và đỏ. Nến xanh biểu thị cho giá tăng (giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa). Nến đỏ biểu thị cho giá giảm (giá đóng cửa thấp hơn giá đóng cửa).
Cách đọc nến nhật
Để đọc một cây nến ta phải xem xét tới bóng nến và thân nến. Bóng nến hay còn gọi là râu nến thấp, thân dài. Chứng tỏ bên mua (phe bò) đang đẩy giá lên cao. Ngược lại nếu râu nến dài, thân nến ngắn. Chứng tỏ phe bò đang chịu áp lực bán từ bên bên bán (phe gấu). Thể hiện sự thất bại trong việc đẩy giá lên cao của phe bò.
Râu ngắn cho thấy bên mua (bán) kiếm soát tình hình giá. Râu dài thấy được phe mua (bán) thiếu sự quyết đoán so với phe còn lại.
Đồ thị nến Nhật là gì?
Đồ thị nến Nhật là một đồ thị gồm nhiều nến kết hợp với nhau tạo thành. Tùy thuộc vào khung thời gian mỗi cây nến sẽ biểu thị cho sự giao động của giá trong một khoãng thời gian đó. Nếu bạn xem biểu đồ D1 thì mỗi cây nến sẽ biểu thị giá đóng, mở, cao nhất, thấp nhất trong một ngày ngày. Nói một cách đơn giản mỗi cây nến đại diện cho một phiên giao dịch trong một ngày.
Ngoài ra bạn có thể chọn các khung thời gian khác như W1 (tuần), H4 (4 giờ), H1 (1 giờ)… Khung thời gian càng lớn thì thể hiện xu hướng giá càng xa. Ví dụ bạn xem chart tuần (W1) sẽ cung thấy được cái nhìn dài hạn về thị trường hơn là chart H1.
Tùy vào phong cách giao dịch mà anh em có thể xem nhiều khung thời khác nhau. Khi bạn là một nhà đầu tư dài hạn thì có thể xem xét tại các khung thời gian như:D1, W1. Hay một trader ngắn hạn thì có thể chọn khung thời gian ngắn hơn như: H1, H4,…
Mô hình đảo chiều
Mô hình đảo chiều có thể là xu hướng tăng. Nó cho biết giá từ xu hướng giảm chuyển sang xu hướng tăng giá. Cung cấp cho các nhà giao dịch tín hiệu Mua. Hoặc cũng có thể là xu hướng giảm. No thể hiện giá bắt đầu giảm và cung cấp tin hiệu Bán.
Mô hình đảo chiều tăng giá (Bullish Patterns)
Dưới đây là một số mô hình đảo chiều tăng giá cho anh em tham khảo.
Mô hình nến nhấn chìm tăng (Bullish Engulfing)
Mô hình nến nhấn chìm tăng là khi giá đang trong xu hướng giảm và có sự xuất hiện của một cây nến xanh cao hơn nến đỏ phía trước. Cây nến xanh này có giả mở cửa và giá đóng cửa cao hơn giá cao nhất và thấp nhất của nến đỏ phía trước. Hình dung mô hình này một cách đơn giản là cây nến xanh này nhấn chìm cây nến đỏ phía trước.
Mô hình càng hiệu quả hơn khi nến xanh nhấn chìm 2-3 nến đỏ phía trước.
Mô hình nến búa (Hammer)
Mô hình nến búa là khi xuất hiện một cây nến với râu dài phía dưới và thân nhỏ giống hình cái búa. Nến này có thể màu đỏ hoặc màu xanh. Để chắc chắn anh em có thể chờ thêm một cây nến nữa để xác nhận. Cây nến xác nhận có màu xanh và giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa của nến búa.
Lưu ý: Nến búa phía trên thân nến có thể không có bóng hoặc bóng nhỏ.
Mô hình nến Doji Sao Mai (Doji Morning Star)
Mô hình này Doji Sao Mai gồm một nến đỏ, một nến Doji và một nến xanh. Nến Doji là nến có thân nhỏ. Tức giá đóng của gần bằng giá mở cửa và có hai râu nến dài. Nến này cho thấy một sự do dự của thị trường.
Nếu theo sao là một cột nến xanh và có giá đóng của cao hơn phân nữa thân của nến đỏ. Mô hình Doji Sao Mai sẽ được hoàn thành.
Độ tin cậy của mô hình càng cao khi nến xanh đóng trên hơn phân nữa của nến đỏ.
Mô hình đảo giảm giá (Bearish Patterns)
Có mô hình tăng thì cũng phải có mô hình giảm chứ! Anh em tham khảo các mô hình nến Nhật này phía dưới nhé!
Mô hình nến nhấn chìm giảm (Bearish Engulfing)
Mô hình nến nhấn chìm giảm sẽ ngược lại vô mô hình nến nhấn chìm tăng. Tính hiệu bán được hình thành khi có nến đỏ nhấn chìm một nến xanh. Lúc này báo hiệu phe gấu đang lấn át phe bò.
Mô hình Mây Đen Bao Phủ (Dark Cloud Cover)
Trong một xu hướng tăng. Khi xuất hiện một nến tăng mạnh (nến xanh dài). Tiếp theo là sự xuất hiện của một nến đỏ có giá đóng cửa cao hơn phân nữa (50%) thân của nến xanh phía trước. Lúc này mọi người có thể chọn bán hoặc đợi thêm một nến đỏ tiếp theo để xác nhận độ tin cậy của mô hình.
Mô hình nến Nhật Sao Băng (Shooting Star)
Ngược lại với mô hình Hammer. Mô hình Sao Băng thể hiện cho xu hướng giảm và thường tại đỉnh của xu hướng tăng. Mô hình hình thành khi có một nến búa ngược (râu dài).Mẫu hình cho biết phe bò cố gắng đẩy giá lên một mức cao hơn. Nhưng Phe gấu đã kiểm soát được tình hình và giá bắt đầu một xu hướng giảm.
Một số lưu ý cho anh em
Chỉ xem các nến đã được đóng. Không xem các nến đang giao động. Khi giá đang giao động thì mô hình vẫn chưa hoàn tất.
Ngoài ra còn một số yếu tố về điều kiện thị trường. Anh em phải xem xét đang ở trong thị trường tăng giá (Bull market) hay thị trường giảm giá (Bear market). Đánh giá thêm các yếu tố: vùng hỗ trợ, vùng kháng cự, đường trung bình giá, đường xu hướng, kênh giá…
Anh em có thể tham khảo thêm Video phía dưới nhé để có thêm thông tin về nến nhé!
Cuối tuần làm gì? Ai thích thì xem, không thích thì xem nha :))Nguồn: Trading 212Nguồn Vietsub: Happy Live
Người đăng: BLOG TIỀN ẢO vào Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2019
Lời kết
Hi vọng qua bài viết này của Blogtienao (BTA), anh em có thể nắm được các kiến thức về nến Nhật và các mô hình nến.
Nếu anh em có thắc mắc gì thì bình luận phía dưới nhé. Bên mình sẽ cố gắng giải đáp nhanh nhất có thể.
Cảm ơn mọi người đã xem bài viết. Chúc mọi người đầu tư thành công!
Lưu Ý: bài viết dựa trên kiến thức cơ bản, chỉ áp dụng cho người mới để nhằm giúp họ có cái nhìn dễ hiểu nhất, các pro khác nếu có góp ý bổ sung thì hãy vui lòng liên hệ với Blogtienao (BTA) nhé, Các bạn mới nếu có gì không hiểu thì hãy tham gia nhóm các nhóm thảo luận dưới đây (ưu tiên nhóm fb)
- Telegram : https://t.me/blogtienao |Group Tele: http://bit.ly/2KsQXYf
- Fanpage: http://fb.com/blogtienao |Group FB: http://bit.ly/2L3hfQg
- Kênh Youtube: http://bit.ly/2JCclII
- Twitter: https://twitter.com/blogtienao2019
- Xem Tỷ Giá: https://blogtienao.com/ty-gia/
Nến đó biểu hiện cho giá trị giá giảm. ( Thì nó thể hiện giá đóng cữa thấp hơn giá mở cữa hay là đóng cữa. Bài bạn gi giá đóng cữa thấp hơn giá đóng cữa