Thứ Sáu, 22 Tháng Mười Một 2024

Fintech là gì? Sự quan trọng của Fintech đối với ngành tài chính?

fintech là gì

Fintech là gì?

Fintech là điển hình cho thuật ngữ về tài chính và công nghệ. Đề cập việc sử dụng công nghệ hoặc tự động hóa quy trình và dịch vụ tài chính.

Tên tiếng anh là “Financial Technology”. Thuật ngữ liên quan đến một ngành công nghiệp phát triển rộng lớn và nhanh chóng phục vụ cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Từ bảo hiểm, internet cho đến các ứng dụng về đầu tư, tiền điền tử như Bitcoin,…Fintech đều được áp dụng.

Xem ngay: Bitcoin là gì?

Ngành công nghiệp này rất rộng lớn. Một ví dụ để dễ hình dung:

– Fintech, nơi khai sinh ra những start-up kỳ lân (start-up được định giá trên 1 tỷ đô). Đây là yếu tố thúc đẩy những ngân hàng là những người tiếp nhận và ủng hộ công nghệ. Bằng việc mua lại, tích cực đầu tư, hợp tác với các công ty khởi nghiệp fintech.

– Hành động trên đối với ngân hàng hay doanh nghiệp nào mà nói: Việc cung cấp cho khách hàng của họ công cụ kỹ thuật số giúp hiệu quả trong hoạt động, phát triển và phù hợp với cuộc sống là một điều tuyệt vời.

Công ty Fintech là gì?

Các công ty Fintech được tích hợp các công nghệ AI, blockchain,khoa học dữ liệu vào lĩnh vực tài chính để làm cho chúng an toàn hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Fintech là một trong những lĩnh vực công nghệ phát triển nhanh nhất. Với các công ty đổi mới trong hầu hết các lĩnh vực tài chính. TTừ thanh toán và cho vay để chấm điểm tín dụng hay giao dịch forex, chứng khoán,…

Fintech hoạt động như thế nào?

Fintech không phải là ngành công nghiệp mới, chỉ là nó phát triển quá nhanh thôi. Công nghệ ở một góc độ nào đó, nó luôn là một phần của lĩnh vực tài chính.

Ngay cả là sự ra đời của thẻ tín dụng hay ATM, sàn giao dịch điện tử. Hay các ứng dụng tài chính cá nhân và giao dịch tần suất cao trong những thập kỷ kế tiếp.

Nó thay đổi từ dự án này sang dự án, ứng dụng này sang ứng dụng khác. Tuy nhiên, một số tiến bộ mới nhất đang sử dụng các thuật toán machine learning, blockchain,…để làm mọi thứ. Từ xử lý rủi ro tín dụng để chạy các quỹ phòng hộ.

Những ai sử dụng Fintech?

Trên điện thoại của mỗi chúng ta chắc hẳn có một vài ứng dụng liên quan đến fintech. Vậy thì xem fintech còn được sử dụng bởi ai khác và theo những cách nào nhé.

Doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B)

Trước khi fintech phát triển, các doanh nghiệp sẽ đến các ngân hàng để vay vốn và tài trợ. Nhưng khi fintech ra đời, các doanh nghiệp có thể dễ dàng vay vốn, tài trợ và các dịch vụ tài chính khác thông qua công nghệ mobile.

Ngoài ra, các nền tảng dựa trên điện toán đám mây. Hay thậm chí các dịch vụ quản lý quan hệ khách hàng nhận báo cáo cung cấp dịch vụ B2B cho phép các công ty tương tác với dữ liệu tài chính để giúp cải thiện dịch vụ của họ.

Doanh nghiệp tới khách hàng (B2C)

Fintech có nhiều doanh nghiệp cho khách hàng, hay các ứng dụng B2C. Các ứng dụng thanh toán như PayPal, Apple Pay đều cho phép khách hàng chuyển tiền qua internet hoặc công nghệ mobile và các ứng dụng ngân sách cho phép khách hàng quản lý tài chính và chi phí của họ.

Phần lớn các bước đột phá đầu tiên của ngân hàng vào fintech đã tập trung vào các ứng dụng B2C với dịch vụ cho vay và thanh toán.

Ứng dụng của Fintech

Mặc dù ngành công nghiệp gợi lên hình ảnh của các công ty khởi nghiệp. Hay công nghệ thay đổi ngành công nghiệp, các công ty và ngân hàng truyền thống cũng liên tục áp dụng các dịch vụ fintech cho mục đích riêng của họ.

Dưới đây là là cái nhìn về cách mà một số ngành công nghiệp vừa phá vỡ và tăng cường một số lĩnh vực tài chính.

Ngân hàng

Mobile banking là một phần lớn của ngành công nghiệp fintech. Trong lĩnh vực tài chính cá nhân, người tiêu dùng ngày càng yêu cầu truy cập kỹ thuật số dễ dàng vào tài khoản ngân hàng của họ, đặc biệt là trên thiết bị di động. Hầu hết các ngân hàng lớn hiện nay cung cấp một số tính năng mobile banking.

Đặc biệt là Neosbank (các ngân hàng kỹ thuật số kiểu mới, không cần phòng giao dịch hay chi nhánh, mọi hoạt động diễn ra trên internet). Quá tiện lợi phải không.

Tiền điện tử và Blockchain

Song song với Fintech là sự ra đời của tiền điện tử và blockchain. Nếu so sánh, thì hai lĩnh vực này là công nghệ khác nhau bên ngoài lĩnh vực fintech.

Nhưng có những ứng dụng miễn phí mà cả 3 có thể hoạt động cùng nhau. Mục đích là cung cấp các dịch vụ tài chính mới. Có những công ty sử dụng công nghệ sổ cái phân tái để chuyển đổi giao dịch tài chính.

Một ví dụ về ShapeShift: Việc sử dụng blockchain để tạo điều kiện cho các giao dịch hoán đổi tiền điện tử an toàn, thời gian thực. Bạn muốn chuyển đổi Bitcoin của bạn cho Ether? Người dùng có thể nhanh chóng thay đổi các loại tiền cho nhau theo tỷ lệ thời gian thực.

Xem ngay: Ethereum [ETH] là gì? Thông tin chi tiết về Ethereum 2.0 [2020]

shapeshift and fintech

Đầu tư và tiết kiệm

Fintech tạo nên bùng nổ về số lượng ứng dụng đầu tư và tiết kiệm những năm gần đây. Mặc dù các ứng dụng này khác nhau về cách tiếp cận. Mỗi ứng dụng sử dụng kết hợp tiết kiệm và đầu tư mức tiền nhỏ. Dễ dàng để giới thiệu người tiêu dùng đến với thị trường.

Machine Learning và giao dịch

Với hàng tỷ đô la được tạo ra. Không có gì ngạc nhiên khi machine learning đóng vai trò ngày càng quan trọng trong fintech. Sức mạnh của AI nằm ở khả năng chạy một lượng lớn dữ liệu thông qua các thuật toán được thiết kế để phát hiện các xu hướng và rủi ro.

Ví dụ như JPmorgan chase làm việc với hàng ngàn công ty và hàng triệu khách hàng trên khắp thế giới. Nó có quyền truy cập vào kho dữ liệu về lịch sử chi tiêu và xu hướng kinh tế vĩ mô.

Để hiểu rõ hơn về dữ liệu, ngân hàng sử dụng phân tích dữ liệu lớn và machine learning để dự đoán thị trường đang hướng tới đâu. Qua đó theo dõi các biến số có thể ảnh hưởng đến xu hướng thị trường.

ứng dụng bởi jpmorgan chase

Thanh toán

Thị trường thanh toán di động toàn cầu đang trên đà vượt qua mức 1 nghìn tỷ đô la vào năm 2019.

Sử dụng công nghệ ngày càng tinh vi. Các dịch vụ xuất hiện cho phép người tiêu dùng trao đổi tiền. Thanh toán trực tuyến hoặc trên các thiết bị di động. Gửi tiền ở mọi nơi trên thế giới dễ dàng hơn bao giờ hết. Ví dụ cái anh em hay sử dụng như Paypal,… và còn nhiều hơn thế.

Bảo hiểm

Bảo hiểm là một ứng dụng công nghệ hơi chậm. Nhiều công ty khởi nghiệp fintech đang hợp tác với các công ty bảo hiểm truyền thống để giúp tự động hóa các quy trình và mở rộng phạm vi bảo hiểm.

Từ bảo hiểm xe hơi di động đến thiết bị đeo tay cho bảo hiểm y tế. Ngành công nghiệp đang có hàng tấn đổi mới.

Nền tảng gây quỹ cộng đồng

Nền tảng gây quỹ cộng đồng cho phép người dùng internet, ứng dụng gửi, nhận tiền từ những người khác trên nền tảng và đã cho phép các cá nhân hoặc doanh nghiệp tập hợp tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau ở cùng một nơi.

Thay vì phải đến một ngân hàng truyền thống để vay tiền. Giờ đây có thể đến thẳng các nhà đầu tư để được hỗ trợ của một dự án. Trong khi các ứng dụng bao gồm từ tài trợ của gia đình, bạn bè đến tài trợ của người hâm mộ và người bảo trợ, số lượng nền tảng gây quỹ cộng đồng đã tăng lên gấp bội trong những năm qua.

Và còn rất nhiều các ví dụ thực tế về fintech. Cho thấy tầm ảnh hưởng cũng như giá trị của nó với các nghành công nhiệp nói riêng và trong đời sống con người nói chung.

Tác động của Fintech tới ngân hàng

Phần lớn anh em cũng biết số đông người dân được khảo sát cho biết họ muốn mở một tài khoản ngân hàng mới hoặc đăng ký một khoản vay mới. Hơn nữa, họ sẽ không mở tài khoản với một tổ chức tài chính không có chi nhánh địa phương.

Tác động của ngân hàng 

Mặc dù có các chi nhánh, hay ATM vẫn đóng vai trò chính trong ngân hàng như:

  • Các giao dịch tương đối đơn giản đã chuyển sang các kênh kỹ thuật số. Nhưng các chi nhánh vẫn có liên quan cho các giao dịch phức tạp hơn.
  • Các quy tắc nghiêm ngặt về khách hàng (KYC). Hay hống rửa tiền ở nhiều quốc gia khác nhau bắt buộc liên hệ cá nhân cho các giao dịch cụ thể. Đặc biệt là đối với khách hàng lần đầu tiên tham gia.
  • Nhiều khách hàng thích tư vấn cá nhân về các sản phẩm ngay cả khi đã tiến hàng nghiên cứu.
  • Tương tự, nhiều người thích đến chi nhánh để mở tài khoản mới. Tìm hiểu về lập ngân sách,…
  • Mối quan tâm về bảo mật: Các chi nhánh mang lại cảm giác lâu dài và an toàn mà các ngân hàng kỹ thuật số khó có thể sánh được.

Chiến lược của ngân hàng với Fintech là đầu tư, hợp tác, mua lại

Các ngân hàng bắt đầu nhận ra mối đe dọa mới nổi của các công ty FinTech. Khi các công ty khởi nghiệp FinTech bắt đầu có được động lực, nỗi sợ hãi đặt ra giữa các tổ chức ngân hàng.

Như mình đã đề cập, điều này dẫn đến sự gia tăng của các tổ chức đổi mới ngân hàng để chống lại FinTech thông qua các khoản đầu tư, hợp tác hay mua lại:

  • Đầu tư toàn cầu vào các công ty FinTech trong giai đoạn 2010 đến 2017 đạt hơn 97,7 tỷ USD. Với các công ty khởi nghiệp ở Mỹ chiếm 54% tổng số đầu tư. Theo sau là Anh và Ấn Độ. Các giao dịch FinTech trên toàn cầu, tăng trưởng với tỷ lệ kép hàng năm là 35%. Với tổng kinh phí tăng với tốc độ CAGR(tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép) là 47%.
  • Gần như tất cả các hoạt động mua lại FinTech năm 2018 đều do các ngân hàng Mỹ và EU dẫn đầu. Trong khi FinTech của Mỹ và EU là mục tiêu chính về khoản mua lại. Các công ty start-up ở châu Á và các khu vực khác cũng đang được nhắm đến như miếng mồi béo bở.

Số tiền đầu tư thì quá khủng, còn việc áo dụng vào hệ thống ngân hàng là do họ thôi. Sẽ có ngân hàng phát triển, cũng có những ngân hàng phát triển chậm chạp.

2 BÌNH LUẬN

  1. ban viet con thieu nhieu chi tiet va ko 100% dung dau; doc xong bai nay, thi neu toi muon dau tu vao Fintech thi toi mua stocks nao`…?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Hên Vãi
Hên Vãihttps://blogtienao.com/tac-gia/hen-vai/
Hi, Mình là Hên Vãi, Founder & CEO của Blog TIền Ảo (BTA). Mình rất đam mê làm cộng đồng, vì thế mới sinh ra blogtienao.com từ 2017. Mình hy vọng các kiến thức trên BTA sẽ giúp ích cho các bạn.
- Advertisement -