Thứ Bảy, 20 Tháng Tư 2024

Chỉ báo MFI là gì? Kỹ thuật sử dụng chỉ báo MFI trong giao dịch

Chỉ báo MFI

Chỉ báo MFI là gì?

Chỉ báo MFI (Money Flow Index) hay chỉ báo dòng tiền là bộ dao động sử dụng cả giá cả và khối lượng để đo lường áp lực mua bán.

Đây là một chỉ báo được sử dụng khá phổ biến trong phân tích kỹ thuật. Để đơn giản khái niệm của chỉ báo MFI, bạn có thể hiểu MFI giúp bạn hiểu rằng một loại tài sản như tiền điện tử, cổ phiếu,…có thực sự thu hút nhà đầu tư không.

Xem ngay: Phân tích kỹ thuật là gì? Hướng dẫn chi tiết cho người mới bắt đầu

Chỉ báo MFI có liên quan đến chỉ số sức mạnh tương đối RSI nhưng kết hợp với khối lượng, trong khi RSI chỉ liên quan đến giá.

Cách hoạt động của chỉ báo MFI

Chỉ báo MFI được tính bằng cách tích lũy các giá trị dòng tiền dương và âm, sau đó tạo tỷ lệ dòng tiền (Money Ratio). Tỷ lệ dòng tiền sau đó được chuẩn hóa thành dạng dao động MFI.

chỉ báo mfi hoạt động như thế nào

Dòng tiền là dương khi giá điển hình tăng (áp lực mua) và âm khi giá điển hình giảm (áp lực bán). Sau đó, một tỷ lệ của dòng tiền dương và âm được cho vào một công thức RSI để tạo ra một chỉ báo dao động di chuyển giữa 0 và 100.

Chỉ báo MFI phù hợp nhất để xác định giá đảo ngược và cực trị với nhiều tín hiệu khác nhau.

Giải thích

  • Nhìn vào biểu đồ trên bạn có thể thấy: Mức bán quá mức xảy ra dưới 20 và mức mua quá mứuc xảy ra trên 80. Điều kiện thị trường  là yếu tố tác động đến các mức này.
  • Kẻ một đường line từ các đỉnh cao nhất hoặc các đáy thấp nhất. Tuy nhiên việc này chưa thể đủ để đi đến kết luận để bạn mở ví thế mua bán. Đó vẫn là lý do mà mình khuyên các bạn kết hợp các chỉ báo khác. Bạn nên xem thêm MA, MACD, sóng Elliott,
  • Một điểm lưu ý rằng, trong một xu hướng mạnh mẽ, MFI có thể vẫn bị mua bán quá mức trong một thời gian dài.
  • Sự phân kỳ (Divergence) có thể báo hiệu sự đảo chiều của giá. Nếu giá tạo mức cao mức thấp mà chỉ báo MFI không xác nhận.

Cách tính toán MFI

Phép tính khá nhiều đó, vì MFI nó yêu cầu vậy mà:

  • Đầu tiên là Giá tiêu biểu (Typical Price) = (giá cao + giá thấp + giá đóng cửa) / 3.
  • Tiếp đến dòng tiền. Dòng tiền (Money Flow) = Giá tiêu biểu * Khối lượng. Nếu giá tiêu biểu hôm nay lớn hơn giá tiêu biểu của ngày hôm qua, thì đó được coi là dòng tiền dương. Nếu giá hôm nay thấp hơn thì gọi là dòng tiền âm.
  • Và tỷ lệ dòng tiền = Dòng tiền dương / Dòng tiền âm.

Dòng tiền dương là tổng dòng tiền dương trong thời gian được quy định. Và dòng tiền âm cũng thế, nó là tổng dòng tiền âm trong thời gian chỉ định. Thời gian chỉ định thường là 14 giai đoạn. Cuối cùng đi đến cái cần tính là:

Chỉ số dòng tiền MFI = 100 – 100 / (1 + tỷ lệ dòng tiền )

Sự khác biệt giữ chỉ báo MFI và chỉ báo sức mạnh tương đối RSI

MFI và RSI có liên quan rất chặt chẽ. Như đã đề cập, sự khác biệt chính là MFI kết hợp giá và khối lượng. Trong khi chỉ số RSI thì chỉ liên quan đến giá.

Những người ủng hộ phân tích khối lượng tin rằng chỉ báo MFI là một chỉ báo hàng đầu . Do đó, họ cũng tin rằng MFI sẽ cung cấp tín hiệu và cảnh báo về các sự đảo chiều có thể xảy ra. Tức là theo xu hướng kịp thời hơn so với chỉ báo RSI.

Anh em có thể thấy MFI, hay RSI chỉ đơn giản là kết hợp các yếu tố, điều kiện thị trường khác khác nhau. Do đó, sẽ cung cấp tín hiệu vào các thời điểm khác nhau. Nên cũng khó nhận xát cái nào ngon hơn cái nào được.

Nhược điểm của chỉ báo MFI

Ưu điểm anh em có thể thấy được qua cách nó hoạt động. Vậy thì nhược điểm là gì? Cùng mình tìm hiểu nhé.

Chỉ báo MFI có thể tạo ra tín hiệu sai. Điều này thì chỉ báo nào chả thế đúng không, chỉ khác cách gải thích của nó một chút.

Đây là khi chỉ báo thực hiện điều gì đó cho thấy cơ hội giao dịch tốt. Nhưng sau đó giá không di chuyển như mong đợi dẫn đến giao dịch thua lỗ. Một sự khác biệt có thể không dẫn đến một sự đảo ngược giá.

Hãy đánh giá điểm này qua ví dụ sau:

Trong khi phân kỳ có thể dẫn đến việc đảo ngược giá trong một số thời điểm. Nhưng sự phân kỳ sẽ không có mặt cho tất cả các trường hợp đảo ngược giá.

Do đó, các nhà giao dịch nên sử dụng các hình thức phân tích kỹ thuật và kiểm soát rủi ro khác và không chỉ dựa vào một chỉ số riêng biệt. Điều này mình luôn nhắc nhở anh em rồi, nên hãy ghi nhớ.

Kỹ thuật mua, bán sử dụng MFI

Sử dụng MFI và bạn tự hỏi: Có mánh nào để mua bán khi thấy một điểm báo không. Vậy hãy xem kỹ thuật này:

  • Khi nào nên mua: Để ý khi MFI giảm xuống dưới 20. Tức là đi vào vùng quá bán. Sau đó nó bật lên khỏi 20, có thể tiến hành điều chỉnh, nhưng nó vẫn ở trên 20. Khi đó chỉ số MFI vượt qua mức cao trước đó, có thể coi là tín hiệu mua tốt.
  • Khi nào nên bán: Như định nghĩa mình đã nói. MFI đi lên qua vùng 80. Tức là tiến và vùng quá bán. Sau đó giảm cuống dưới vùng 80, tiến hành điều chỉnh nhưng vẫn nằm dưới 80. Khi đó, thị trường đang bán khống đi, xem xét chốt lời rồi đó.

mua bán với chỉ báo mfi

Lại một chỉ báo nữa mà Blogtienao cung cấp cho anh em. Với những chỉ báo được cung cấp hãy liên kết và sử dụng chúng và đưa giá đánh giá về nó nhé. Bài viết không phải lời khuyên đầu tư nên hãy xem xét trước khi đưa ra vị trí của mình. Thanks!

4.2/5 - (4 bình chọn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Hên Vãi
Hên Vãihttps://blogtienao.com/tac-gia/hen-vai/
Hi, Mình là Hên Vãi, Founder & CEO của Blog TIền Ảo (BTA). Mình rất đam mê làm cộng đồng, vì thế mới sinh ra blogtienao.com từ 2017. Mình hy vọng các kiến thức trên BTA sẽ giúp ích cho các bạn.
- Advertisement -