Dưới đây là những quan niệm sai lầm mà “lính mới” khi mới bước chân vào thị trường thường hay mắc phải, thậm chí những trader lâu năm đôi lúc cũng không tránh khỏi.
- 3 quy tắc quan trọng cần lưu ý trước khi bước vào thị trường crypto
- 8 dự đoán và ý kiến mới nhất về Bitcoin.
- Ngân hàng Thế giới dành những “lời có cánh” cho Ripple và xRapid.
1. Cho rằng phân tích kỹ thuật là tất cả
Có một điều không thể phủ nhận là phân tích kỹ thuật đã trở thành công cụ không thể thiếu đối với Trader nhỏ lẻ trên hầu hết các thị trường tài chính. Ngay cả trong các quỹ đầu tư, nó vẫn đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, nó cũng chỉ là một công cụ, và chỉ mình nó không thể đem lại lợi nhuận cho bạn được.
Nó không phải là con đường đi tới lợi nhuận, cũng không phải là một công cụ vô dụng. Nó là cái gì đó nằm giữa, là thứ có thể giúp bạn kiếm lợi nhuận. Đã có lúc mình nhìn chằm chằm vào biểu đồ 5-6 ngày liên tục và bắt đầu cảm thấy muốn nổi điên. Đến khi vào lệnh, tim vẫn đập và mồ hôi vẫn vã ra mặc dù khá tự tin vào phân tích của mình.
Phân tích chỉ là một phần, trading còn là trò chơi của cảm xúc và quản lý vốn. Phân tích có đúng đến hàng trăm lần mà vẫn bị cảm xúc chi phối, hay quản lý vốn không chặt thì vẫn sẽ thua lỗ.
2. Phức tạp hoá mọi thứ
Bạn nghĩ rằng học hết mọi mô hình giá và mô hình nến trên đời sẽ kiếm được lợi nhuận? Vấn đề sẽ rõ ràng hơn khi bạn nhận ra mô hình chỉ là “cơn mưa ngang qua”, và số lần bạn đoán đúng mô hình luôn cao hơn số lần đoán sai?
Bạn thấy các indicator thật hấp dẫn và thật là đúng, nên muốn thêm càng nhiều indicator vào chart càng tốt, để lọc bớt tín hiệu sai. Ngoài ra, bạn còn muốn nhận diện các mô hình nến để đoán đảo chiều càng sớm càng tốt. Bạn còn muốn biết về Ichimoku, về Fibonacci, thêm cả Price Action và Elliott vào nữa cho đủ bộ. Càng ngày bạn sẽ càng lấn sâu vào đống kiến thức, và chẳng thể tìm ra cái nào phù hợp nhất cho mình.
Tốt hơn hết là giữ cho mọi thứ đơn giản nhất có thể. Chỉ cần học các mô hình cơ bản, nhưng học thật tốt, để cho xác xuất nhận diện đúng mô hình cao hơn. Và đừng thêm quá nhiều Indicator vào chart, hãy chọn MA/EMA và 1 chỉ báo dao động nào đó như Stochastic hay MACD, RSI. Vậy là đủ. Hãy quan tâm nhiều hơn tới xu hướng, hỗ trợ kháng cự, kênh giá, đường xu hướng, volume. Như vậy là đủ.
3. Nhận ra các mô hình tưởng tượng
Bạn biết câu chuyện “thầy bói xem voi” chứ? Việc xem mô hình cũng tựa tựa vậy, ta nghĩ rằng giá đang hình thành #cờ tăng (bull flag), nhưng đó chỉ là một phần của mô hình #vai đầu vai lớn hơn, và kỳ vọng giá tăng của bạn sẽ phá sản bởi cái vai đầu vai này.
Và sẽ có lúc bạn cố gắng tự thuyết phục mình rằng giá đang hình thành mô hình này mô hình kia, giống như ráng nhét một mảnh ghép vào chỗ trống không vừa vậy.
Mấu chốt ở đây là các mô hình trong khung thời gian ngắn sẽ rất dễ bị phá sản. Hãy tập trung phân tích các mô hình trên khung cao hơn, và những thứ có thời gian tồn tại lâu như kênh giá, xu hướng, hỗ trợ kháng cự. Giá sẽ tôn trọng các nhân tố này, hơn là tôn trọng một mô hình nào đó mà bạn tưởng tượng ra.
4. Bắt dao rơi
Cái này có vẻ được nói hơi nhiều, nhưng việc bắt đáy có vẻ được nhiều Trader ưa thích, vì nó chứng tỏ cái gọi là “bản lĩnh”.
Không đâu anh em, trong trading chẳng có ai là bản lĩnh. Chỉ có người lỗ và người lời, người thắng và kẻ thua. Và bắt đáy là con đường nhanh nhất dẫn anh em tới chỗ thua lỗ. Các trader lão làng thường nói, xu hướng là bạn. Thế nên hãy tôn trọng xu hướng, cũng như tôn trọng bạn mình. Xu hướng giảm thì ta Sell, chứ không phải nhảy vào Buy. Bắt dao có ngày thủng tay.
Hãy đợi xu hướng giảm bị phá vỡ, và xu hướng tăng hình thành. Lúc này ta đợi một cú hồi nhẹ nhàng xong vào Buy, khả năng thắng sẽ cao hơn. Ăn phần thân thôi ngon rồi, ăn đầu thì toàn tóc, ăn chân thì toàn đất.
5. Trade quá nhiều
Đây là một lỗi kinh điển. Ai cũng mắc phải lỗi này. Mình cũng bị và mình nghĩ nhiều anh em cũng như mình, đảm bảo luôn.
Đương nhiên việc kiếm được lợi nhuận phải nói cực kỳ phấn khích. Khi lệnh của anh em lời 40%, não anh em tiết ra vài cái enzym gây phấn khích, máu chạy rần rần trong huyết quản. Anh em sẽ muốn kiếm thêm tiền nữa, và có thể lao vào trade tiếp.
Hay ngược lại, khi market đi ngược lệnh của anh em, nỗi sợ bắt đầu trỗi dậy, mồ hôi túa ra, tim đập thình thịch. Khi Stop loss dính, khả năng bực bội là cao. Và bực thì sẽ muốn gỡ lại, muốn vào tiếp 1 lệnh cho đỡ bực.
Trước khi nhận ra thì Trader kiểu này thường sẽ vào ra thị trường 5 lần mỗi ngày, đốt hàng đống tiền phí giao dịch và lãi suất nếu trade margin. Tệ hơn là càng vào ra nhiều thì càng lỗ, vì nhiều lệnh nên “chất lượng” của mỗi lệnh sẽ không được cao.
Tất cả đều bắt nguồn từ cảm xúc, hãy học cách khống chế cảm xúc và anh em sẽ không cần phải vào ra thị trường quá nhiều.
Cố gắng đừng tìm kiếm những con sóng nhỏ, đặc biệt nếu anh em là người mới vào thị trường. Hãy nhắm tới việc vào ra thị trường vài lần trong tuần, tốt hơn là vài lần trong tháng (không áp dụng cho anh em trade margin).
Đối với người mới bắt đầu, các biến động giá trung và dài hạn dễ nhận ra hơn và cũng lành mạnh hơn. Bạn không cần phải nhìn ngắm biểu đồ hàng ngày để rước thêm nhiều stress vào đầu. Và ngay cả những người giao dịch lâu năm cũng muốn hướng tới mục tiêu đó: vẫn có lợi nhuận đều đặn mà không cần phải dòm chart quá nhiều.
6. Không Stop Loss
Đây là lỗi tệ hại nhất. Nó sẽ xảy ra trong lúc bạn đang đạt phong độ cao nhất và bắt đầu cho rằng mình thật tài giỏi.
Có thể việc này tuỳ thuộc vào phong cách giao dịch của mỗi người, nhưng đối với mình thì stop loss luôn là một lệnh limit được đặt sẵn. Có nhiều anh em lại không thích stop loss vì muốn tránh các đợt stop hunt của cá mập, nhưng theo mình thấy việc để cho giá chạy thoả thích mà không có gì bảo hiểm lại còn nguy hiểm hơn, và stop hunt thì đúng là đau thật, nhưng không phải lúc nào cũng xảy ra.
Còn lệnh Take Profit thì anh em có thể đặt thông báo trên điện thoại, dùng app TabTrader có cả cho iOS và Android. Phần lớn các cú trade có lời thì mình đều chốt được theo cách này, thôi thì thà chốt lời không kịp còn hơn cắt lỗ không kịp.
7. Chơi All In
Trading không phải là đánh bạc. Hãy bỏ luôn suy nghĩ chơi all in ra khỏi tâm trí bạn.
Nếu bạn bắt đầu dồn hết vốn vào 1-2 coin trong 1-2 trade, bạn đang đùa với lửa. Nghe rất là đương nhiên nhưng lỗi này thật sự rất dễ mắc phải, câu chuyện thường sẽ xảy ra như sau:
Bạn phát hiện được đợt đảo cheiefu giá đầu tiên. Một đồng coin bị mất 50% giá trị suốt 1 tháng qua và bây giờ có vẻ như nó đang cố gắng tạo đáy và bật lên. Bạn tự phân tích chart và thấy đúng như vậy, lên Telegram theo các Leader họ cũng kêu gào coin này sắp bật đó anh em. Bạn bỏ vào nó chừng 5-10% tài khoản, và rồi nó cũng bật lên. Thật là tốt. Bạn bắt đầu nghĩ phải chi mình bỏ thêm thật nhiều vốn vào nó nhỉ, giờ đã có một đống lời rồi.
Và đó là điều mà bạn sẽ thực hiện vào kèo tiếp theo. Bạn bỏ 100% vốn vào 1 coin nào đó.
Có thể nó bật lên 1 hoặc 2 lần. Nhưng đột nhiên nó không bật nữa.
Có thể do tin xấu nào đó. Mỹ cấm Bitcoin chẳng hạn. Hay Binance bị hack mất hết vốn. Đột nhiên giá quay đầu giảm. Bạn sẽ mất rất nhiều.
Hãy tập quen và vui vẻ với các khoản lời nho nhỏ. Đừng rủi ro tất cả vào một cơ hội duy nhất. Thị trường còn rất nhiều cơ hội nhưng vốn của bạn thì không rất nhiều đâu. Bắt đầu nhỏ, tích luỹ dần sẽ thành lớn.
8. Vội vã
Bạn biết câu chuyện Rùa và Thỏ chứ? Trader cũng sẽ như vậy, Trader rùa sẽ có lợi nhuận về lâu dài, Trader thỏ thì sẽ mất tiền.
Khi bạn nghe một anh chàng nào đó kiếm được 1000% trong vòng 2 tháng với crypto, bạn có thể yên tâm là hắn sẽ mất 1500% trong tháng tiếp theo. Lợi nhuận lớn và rủi ro lớn luôn là người bạn đồng hành. Kiếm được tiền từ thị trường càng nhanh thì trả lại càng lẹ.
Nhưng nếu bạn bám lấy một chiến lược phù hợp với bạn, giữ cho nó đơn giản và tuân thủ nghiêm ngặt các quy luật của bạn, bạn có thể kiếm được tiền từ trading. Điều đó không dễ nhưng có thể thực hiện được.
Và nếu bạn bám lấy thị trường đủ lâu, bạn thậm chí có thể có lợi nhuận đều đặn để uống cafe hàng tháng.
Xem thêm: Top 5 lỗi phân tích kỹ thuật mà các trader thường xuyên mắc phải!
Theo Traderviet
Biên soạn lại bởi Blogtienao.com
Hay, cám ơn add