Đây là bài phân tích và tìm hiểu, không phải là khuyến nghị đầu tư, Lĩnh vực tiền điện tử tiềm ẩn rủi ro cao, hy vọng anh chị sẽ tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư
Zilliqa là nền tảng blockchain thế hệ mới được thiết kế nhằm khắc phục tốc độ xử lý các giao dịch khi mở rộng mạng lưới của các công nghệ blockchain cũ.
Sơ lược về Zilliqa (ZIL)
Điểm nổi bật chính:
- Thu được ~ $18,3MM (43.942 ETH) thông qua đợt private token sales hồi tháng 12 năm 2017.
- Ra mắt mainnet vào ngày 31 tháng 1 năm 2019.
- Sử dụng công nghệ shending để đạt được quy mô mà không phải loại bỏ tính bảo mật và phân cấp.
- Triển khai sự đồng thuận PoW để xác định nút và pBFT để xử lý các giao dịch.
Tin tức gần đây:
- Tháng 5 năm 2019: Giới thiệu thiết bị phân tích hợp đồng thông minh ZIL Cashflow.
- Tháng 4 năm 2019: Triển khai hỗ trợ các thư viện bên ngoài cho ngôn ngữ lập trình Scilla.
- Tháng 4 năm 2019: Phát hành Ví Moonlet trên Chrome Extension.
- Tháng 2 năm 2019: Zilliqa đã công bố Chương trình Bug Bounty của mình.
- Tháng 1 năm 2019: Ra mắt Mainnet.
- Tháng 11 năm 2018: Phát hành Testnet v3.0: Mao Shan Wang
- Tháng 6 năm 2018: Phát hành Testnet v2.0: D24
ZILLIQA là gì? Các tính năng chính của mạng ZILLIQA
Zilliqa là gì
Zilliqa là một nền tảng blockchain công cộng được thiết kế để mở rộng quy mô giao dịch tài chính. Zilliqa sử dụng công nghệ sharding* cho phép tăng tỷ lệ giao dịch khi mạng mở rộng. Nhóm nghiên cứu cho biết kết quả thử nghiệm mới nhất cho thấy nhờ có công nghệ này mà thông lượng đạt hơn 2.800 giao dịch/giây. Ngoài khả năng mở rộng, Zilliqa đặt mục tiêu cung cấp sự bảo mật và lớp hợp đồng thông minh hiệu quả nhằm cho phép lập trình và xác minh hợp đồng thông minh theo security-by-design*.
Nhiệm vụ của Zilliqa là tạo ra một mạng có khả năng mở rộng và hoạt động, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc bảo mật blockchain.
Các tính năng chính của Mạng Zilliqa
- Cấu trúc blockchain hai lớp: Dịch vụ thư mục (DS) lưu trữ danh tính của các nút trong mạng, trong khi blockchain giao dịch (“TX”) lưu trữ thông tin về các giao dịch được xác thực bởi mạng.
- Scilla: nhóm Zilliqa đã đề xuất một ngôn ngữ hợp đồng thông minh mới – Scilla, có khả năng mở rộng tốt hơn cho các ứng dụng như đấu giá tự động, kinh tế chia sẻ (shared economy*) và mô hình tài chính (financial model*).
- Practical Byzantine Fault Tolerance (“pBFT”): Zilliqa sử dụng phiên bản cải tiến của pBFT để đạt được khoản thanh toán đồng đều hơn cho mỗi nút, chi phí liên lạc thấp hơn, và khối cuối cùng tức thì để loại bỏ sự cần thiết phải xác nhận khối.
Token sale và Kinh tế
Phân phối nguồn cung token
- Token Private sale được phân bổ 27.3% tổng nguồn cung.
- Token Public sale được phân bổ 2.7% tổng nguồn cung.
- Nhóm được phân bổ 5.0% tổng nguồn cung (được mở vào tháng 1/2019).
- Ban cố vấn được phân bổ 2.1% tổng nguồn cung.
- Token Strategic sale được phân bổ 10.0% tổng nguồn cung.
- Ngân khố token chiếm 12.0% tổng nguồn cung.
- Những cố vấn một lần nhận được 0.9% tổng nguồn cung.
- Khai thác được phân bổ 40% tổng nguồn cung.
Private Token Sale
- Được tiến hành từ 1/10/2017 đến 20/12/2017 cho 5,725,875,682 ZIL với tỷ lệ 130,305 ZIL = 1 ETH và đã thu được tổng cộng 43,942 ETH (~$18.3MM) với giá ~$0.0032/token, bán 27.3% tổng nguồn cung.
Public Token Sale
- Được tiến hành vào 27/12/217 đến 4/01/2018 cho 574,107,038 ZIL với tỷ lệ 116,052 ZIL = 1 ETH và đã thu được tổng cộng 4,947 ETH (~$2.2MM) với giá ~$0.0038/token, bán 2.7% tổng nguồn cung
Quản trị token và cách sử dụng quỹ
Nhóm Zilliqa liệt kê việc sử dụng tiền bán token như sau:
- 4.5% cho các quan hệ đối tác chính.
- 13.6% cho Marketing.
- 5% cho nhóm sáng lập.
- 24.6% để phát triển.
- 4.5% cho các chương trình có sự tham gia của cộng đồng và chương trình Bounty.
- 5.5% cho việc tuân thủ, pháp lý và tài chính.
- 13.6% cho Cloud Hosting, vận hành, thiết bị.
- 15% cho Anquan Capital, vốn tài trợ cho các liên doanh mới như Anqlave (chip bảo mật) để hỗ trợ cơ sở hạ tầng của Zilliqa.
- 13.7% cho nghiên cứu.
Zilliqa giữ tiền của mình trong kho lạnh với các ví đa chữ ký (multi-signature wallet) được cung cấp bởi Coinbase Custody. Các khóa được giữ bởi 3 người khác nhau, danh tính của 3 người này sẽ không được tiết lộ vì lý do bảo mật. Cần có 2 trong số 3 chữ ký để mở khóa ví đa chữ ký.
Lịch phát hành token Zilliqa
Biểu đồ sau đây biểu thị số lượng của tất cả token ZIL sẽ được đưa vào nguồn cung lưu thông hàng tháng:
Tổng quan về token IOTX và các trường hợp sử dụng:
ZIL là token tiện ích cốt lõi của mạng Zilliqa. Một vài ví dụ về các trường hợp sử dụng token ZIL:
- Kích thích cho khai thác PoW.
- Thanh toán phí gas để thực hiện hợp đồng thông minh.
- Đấu thầu phí giao dịch.
Lộ trình và cập nhật
Zilliqa đã hoàn thành đúng theo dự kiến đưa ra trong hầu hết các cột mốc. Dự án liên lạc với cộng đồng thông qua các bản cập nhật hai tuần một lần. Tất cả các cập nhật có thể được tìm thấy ở đây.
Lộ trình và thành tựu ban đầu
Quan hệ đối tác thương mại và tiến độ phát triển kinh doanh
Dự án liệt kê 3 ngành mà họ theo đuổi:
1/ Quảng cáo kỹ thuật số (với Mindshare)
- Quảng cáo lập trình (Programmatic advertising*) chịu sự gian lận quảng cáo (ad frauds*) và có quá nhiều bên trung gian làm giảm giá trị số tiền mà các nhà quảng cáo nên nhận được. Mindshare đang sử dụng blockchain Zilliqa, để giải quyết các vấn đề này trong Project Proton.
- Để biết thêm thông tin về Project Proton, xem tại đây.
2/ Dịch vụ tài chính (với Hg Exchange)
- STO giới thiệu một cách mới để token hóa các chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản (asset-backed securities*) hoặc bằng sáng chế hay thỏa thuận cấp phép chẳng hạn, vốn khó được bảo mật an toàn bằng các phương pháp truyền thống.
- Hg Exchange là một liên doanh giữa Maicoin và Zilliqa, với Phillip Securities, PrimePartners, RHT Capital và Fundnel à những thành viên đầu tiên của nền tảng giao dịch này.
- Hg Exchange đặt mục tiêu trở thành nền tảng tuân thủ theo quy định đầu tiên tại Đông Nam Á và hiện đang nộp đơn cho Cơ quan tiền tệ của Singapore.
- Để biết thêm thông tin về Hg Exchange, xem tại đây.
3/ Chơi game (với Krypton)
- Blockchains cung cấp một công cụ hữu ích cho các game thủ vì nhiều lý do bao gồm giao dịch tài sản phi tập trung, sự khan hiếm có thể kiểm chứng của các đối tượng ảo và sưu tầm, mạng thanh toán nhanh, an toàn và giúp các nhà phát triển kiếm tiền đúng cách cho sáng tạo của họ.
- Việc triển khai phổ biến nhất của công nghệ blockchain trong lĩnh vực chơi game là với các tài sản không thể bị thay thế hoặc hoán đổi (non-fungible). Trong gaming, những tài sản này có thể là bất cứ thứ gì, từ giao diện trò chơi đến thẻ ảo, một phần của một trò chơi cụ thể đang khan hiếm. Tính xác thực của các mục ảo riêng lẻ được đảm bảo sử dụng các tiêu chuẩn hợp đồng thông minh như tiêu chuẩn token non-fungible ERC-721 và triển khai tham chiếu ERC-1155 mới hơn trên mạng Ethereum.
- Zilliqa và Krypton hiện đang làm việc cùng nhau để tạo các mẫu token non-fungible và SDK gaming cho các studio gaming trên toàn thế giới để khởi chạy các trò chơi blockchain của họ trên mạng Zilliqa.
Tổng quan về nhóm phát triển
Amrit Kumar (Chủ tịch): CTO trước đây của Zilliqa, Nghiên cứu viên tại Đại học Quốc gia Singapore, Học giả nghiên cứu tại Đại học Calgary.
Yaoqi Jia (CTO): Cựu ứng viên nghiên cứu, tiến sĩ khoa học máy tính tại Đại học Quốc gia Singapore.
Max Kantelia (Chief Evangelist): CEO & Co-Founder tại Anquan Capital, một nhóm các công ty chuyên về công nghệ bao gồm Zilliqa và Anqlave.
Addison Huegel (Trưởng phòng truyền thông tại Zilliqa): Giám đốc truyền thông tại Elevator Communications, LLC.
Juzar Motiwalla (Trưởng chiến lược gia): Đồng sáng lập Anquan Capital, cựu Giám đốc tại AssetVantage, SoftDel.
Prateek Saxena (Trưởng cố vấn khoa học): Đồng sáng lập Anquan Capital, Trợ lý giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore.
Jasmine Song (Finance and Operations Executive)
Ada Tan (Operations Executive)
Deli Gong (Trưởng ban cơ sở hạ tầng)
Edison Lim (Trưởng ban ứng dụng)
Ilya Sergey (Trưởng nhóm thiết kế ngôn ngữ)
Sophia Fang (Phát triển kinh doanh)
Anton Trunov (Kỹ sư nghiên cứu)
Antonio Nicolas Nunez, Haichuan Liu, Jun Hao Tan, Kaustubh Shamshery, Sandip Bhoir, Sheng Guang Xiao (Core Developer)
Aparna Narayan (Quản lý truyền thông)
Han Wen Chua (Grant Manager)
Ian Tan (Full Stack Developer)
Jacob Johannsen, Vaivaswatha Nagaraj (Compiler Developer)
Saiba Kataruka (Developer Marketing)
Dữ liệu giao dịch
Thanh khoản:
Token ZIL được niêm yết trên hơn 40 sàn giao dịch, theo CoinMarketCap. Các cặp giao dịch cốt lõi gồm ZIL/BTC, ZIL/USDT và ZIL/ETH. Các cặp giao dịch fiat cốt lõi gồm ZIL/KRW và ZIL/USD. Dưới đây là bảng phân tích khối lượng của ZIL theo các cặp giao dịch hàng đầu.
TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT
Tổng quan về Github:
Zilliqa có 17 kho lưu trữ công khai. Nhóm quyết định không chia sẻ các kho riêng tư tại thời điểm này.
Những kho lưu trữ Github công khai hàng đầu:
Zilliqa: Zilliqa là một nền tảng blockchain công cộng có thông lượng cao – được thiết kế để mở rộng quy mô lên hàng nghìn giao dịch/giây.
Scilla: Scilla là ngôn ngữ trong hợp đồng thông minh.
Nucleus Wallet: Nucleus Wallet là một ví Zilliqa Test Net miễn phí và có mã nguồn mở.
Zilliqa-JavaScript-Library: Thư viện JavaScript cho blockchain Zilliqa
Kaya: Máy chủ RPC cho Zilliqa
Blockchain & Mạng
Tổng quan về mạng:
Mạng Zilliqa bao gồm một số nhóm nút, và mỗi nút trong số chúng được gọi là một shard. Một shard đặc biệt trong số này được gọi là ủy ban Dịch vụ thư mục (DS). Ủy ban DS hoạt động như một shard giám sát, giúp hình thành các shard và tổng hợp kết quả xác nhận giao dịch từ mỗi shard.
Zilliqa tận dụng các shard để xử lý các giao dịch song song. Mỗi shard và mỗi ủy ban DS chạy một pBFT được tối ưu hóa để thống nhất các giao dịch hợp lệ. Trong pBFT có tính hữu hạn của các khối, không giống như tính hữu hạn xác suất trong sự đồng thuận của Nakamoto (trong BTC, ETH). Do đó, chuỗi không cần xác nhận một số khối, trạng thái mới nhất của khối mới nhất.
Blockchains của Zilliqa:
Có hai blockchain trong kiến trúc Zilliqa, đó là blockchain DS và blockchain TX. Blockchain DS lưu trữ danh tính của các nút trong mạng, trong khi blockchain TX lưu trữ thông tin về các giao dịch được xác thực bởi mạng.
Thời gian cho mỗi giai đoạn blockchain là:
- Giai đoạn blockchain TX là động (1-2 phút).
- Giai đoạn blockchain DS là động và phụ thuộc vào giai đoạn TX (1-2 giờ).
Mô hình giao dịch:
Zilliqa sử dụng mô hình dựa trên tài khoản, tương tự như Ethereum. Mạng hiện hỗ trợ các giao dịch từ tài khoản đến tài khoản và hợp đồng. Giao dịch hàng loạt sẽ được hỗ trợ trong các phiên bản sau.
Các loại giao dịch trong Zilliqa:
Có 3 loại giao dịch khác nhau trong mạng Zilliqa:
- Loại I – Tài khoản người dùng để giao dịch tài khoản người dùng
- Loại II – Tài khoản người dùng đơn giản để giao dịch hợp đồng
- Loại III – Tài khoản người dùng phức tạp để giao dịch hợp đồng
Giao dịch được phân bổ cho từng phân đoạn dựa trên một vài bit cuối cùng của địa chỉ người gửi và người nhận. Vì thế:
- Tất cả các giao dịch Loại I và hầu hết Loại II đều được xử lý trong một shard.
- Một số giao dịch Loại II và tất cả các giao dịch Loại III yêu cầu liên lạc cross-shard đều được ủy ban DS xử lý.
Các giao dịch được thực hiện tại mục số 2 như đã nêu ở trên chỉ được xử lý sau khi các shard đã xử lý xong các giao dịch ở mục số 1. Điều này giúp loại bỏ trường hợp các giao dịch xung đột được xử lý song song.
Các loại nút trong Zilliqa:
Có 5 loại nút trên mạng Zilliqa:
- Các nút shard (shard node) xử lý các giao dịch nội bộ loại I và loại II và đệ trình một khối TX nhỏ đã ký. Chúng được thưởng dựa trên số chữ ký được tạo ra trong giai đoạn DS này.
- Các nút DS (DS node) xử lý việc lắp ráp các khối micro TX được gửi bởi các shard. Chúng cũng xử lý các giao dịch Loại II và Loại III, các giao dịch cross-shard. Chúng cũng được thưởng dựa trên số chữ ký được tạo ra trong giai đoạn DS này.
- Các nút lookup (lookup node) xử lý việc gửi các giao dịch đến shard chính xác và hỗ trợ các seed node trong trạng thái tìm nạp và lịch sử giao dịch. Chúng kiếm được 5% phí giao dịch và phần thưởng Coinbase.
- Các seed node giúp chuyển tiếp các giao dịch đến các lookup node, hỗ trợ các nút xác thực mới trong việc tham gia mạng bằng cách cung cấp lịch sử khối DS, và hiển thị API giao dịch để cho phép trình khám phá (explorer) hoặc ví gửi giao dịch và tìm nạp dữ liệu giao dịch lịch sử. Chúng chia sẻ phần thưởng kiếm được bởi các lookup node.
- Kho lưu trữ tìm nạp dữ liệu lịch sử bao gồm các giao dịch và khối từ các seed nodes của mỗi giai đoạn DS và lưu trữ chúng trong LevelDB. Chúng cũng cung cấp dữ liệu lịch sử cho các seed node mới đang tham gia.
MB4 và SD4 dành cho các cross-shard loại II và loại III như đã thảo luận trước đó, và chúng sẽ được giải quyết bởi ủy ban DS. Sau MB4 và SD4, tất cả MB và SD sẽ được tổng hợp thành FB và FSD tương ứng.
Đơn vị tính toán:
Zilliqa có đơn vị cơ sở là Zil. Tuy nhiên, Zilliqa hỗ trợ tối đa 12 số thập phân của đơn vị cơ sở.
Cách tính Gas:
Cách tính gas trong Zilliqa có format tương tự như Ethereum. Có một giới hạn gas được đặt dựa trên mức độ phức tạp của tính toán liên quan đến việc xử lý giao dịch, và có một mức giá gas (theo mệnh giá Li) được thiết lập bởi thị trường tự do.
Giá gas ban đầu sẽ được đặt ở mức 1.000 Li tại giai đoạn bootstrap. Một giao dịch của tài khoản đơn giản chỉ tốn 1.000 Li.
Hợp đồng thông minh tại Zilliqa:
Zilliqa Research đã tạo ra một ngôn ngữ lập trình dành riêng cho miền gọi là Scilla để gia tăng sức mạnh cho nền tảng hợp đồng thông minh thông lượng cao của nó thêm an toàn. Scilla – viết tắt của Smart Contract Intermediate Level Language – được thiết kế như một ngôn ngữ nguyên tắc với ý tưởng giữ an toàn hợp đồng thông minh.
Scilla áp đặt cấu trúc lên các hợp đồng thông minh nhằm giúp các ứng dụng chạy trên Zilliqa ít bị tổn thương hơn trước các cuộc tấn công bằng cách loại bỏ một số lỗ hổng ở cấp độ ngôn ngữ. Hơn nữa, cấu trúc nguyên tắc của Scilla sẽ làm cho các ứng dụng vốn đã an toàn được an toàn hơn.
Một giải thích chi tiết hơn về Scilla, đọc ở đây.
Zilliqa sử dụng giao thức JSON-RPC để phát các giao dịch trong mạng. Gửi ZIL và triển khai hợp đồng đều được thực hiện thông qua các phương thức JSON-RPC. Một số SDK trong các ngôn ngữ lập trình khác nhau sẽ được cung cấp cho các nhà phát triển để họ lựa chọn nhằm giảm bớt quá trình phát triển dApp của họ.
Dữ liệu cộng đồng
Tổng quan và chiến lược:
Về xây dựng cộng đồng, nhóm tuyên bố rằng họ “tin tưởng vào việc trao đổi thông tin và cung cấp cập nhật thường xuyên, giao tiếp chủ động về các rào cản và cơ hội, kịp thời trả lời tất cả các truy vấn và các vấn đề khẩn cấp, cũng như giải quyết vấn đề hợp tác”. Sắp tới, nhóm nghiên cứu sẽ thu hút hơn nữa cả cộng đồng kỹ thuật lẫn phi kỹ thuật vào các cách sáng tạo và giáo dục, tập trung nhiều vào nhận thức của ngành và kiến thức blockchain nói chung.
Nhóm nghiên cứu nói về việc để giáo dục thì tương tác cộng đồng quan trọng nhất. Là một phần của kế hoạch này, Zilliqa đã tổ chức Hội thảo Blockchain A-Z tại Đại học King, London (phối hợp với Hiệp hội Blockchain KCL). Ngoài ra, Zilliqa gần đây là đối tác của hackathon* Future of Blockchain, giáo dục các nhà phát triển đang là sinh viên của Cambridge, Oxford, Imperial, LSE, UCL và KCL.
Zilliqa cũng thường xuyên thu hút các nhà phát triển và cộng đồng khai thác thông qua Ecosystem Grant programme. Hiện Zilliqa đã thu hút được 40 đội khác nhau từ 19 quốc gia và nhóm tuyên bố họ muốn mở rộng sự tham gia này với sự trợ giúp của một hệ thống phát trực tuyến mới, nhằm giúp tiếp tục hợp lý hóa quy trình phát triển và ứng dụng.
Kênh cộng đồng và xã hội:
- Telegram (English) | 26K Members
- Twitter (English) | 60.8K Followers
- Slack (English) | 6.5K Members
- Gitter | 620 Members
- Reddit | 10K Subscribers
Tổng quan về các đối thủ cạnh tranh
Phụ lục
- Zilliqa Design Story (Part 1)
- Zilliqa Design Story (Part 2)
- Zilliqa Design Story (Part 3)
- Scilla Design Story (Part 1)
Phần chú thích:
1) security-by-design: là một cách tiếp cận để phát triển phần mềm và phần cứng nhằm tìm cách làm cho các hệ thống không có lỗ hổng và không bị tấn công thông qua các biện pháp như kiểm tra liên tục, bảo vệ xác thực và tuân thủ các thực tiễn lập trình tốt nhất.
2) Sharding: là một tiến trình lưu giữ các bản ghi dữ liệu qua nhiều thiết bị để đáp ứng yêu cầu về sự gia tăng dữ liệu. Khi kích cỡ của dữ liệu tăng lên, một thiết bị đơn ( 1 database hay 1 bảng) không thể đủ để lưu giữ dữ liệu. Sharding giải quyết vấn đề này với việc mở rộng phạm vi theo bề ngang (horizontal scaling).
3) shared economy (kinh tế chia sẻ): là một mô hình thị trường lai trong đó đề cập đến mạng ngang hàng dựa trên chia sẻ quyền truy cập vào hàng hóa và dịch vụ.
4) financial model (mô hình tài chính): là bảng tổng hợp kết quả hoạt động của doanh nghiệp cùng với các yếu tố đầu vào và giả định cụ thể, nhằm giúp doanh nghiệp dự đoán kết quả hoạt động tài chính trong tương lai.
5) N/A: tên viết tắt phổ biến của cụm từ không áp dụng hoặc không có sẵn. Nó được sử dụng để chỉ thông tin trong một ô nhất định không được cung cấp.
6) programmatic advertising: được hiểu là quảng cáo lập trình sử dụng các nền tảng riêng biệt để quảng cáo trên các kênh khác nhau, có lượt mua và bán tự động để quảng cáo trực tuyến.
7) ad frauds: là một phương thức lừa đảo trong lĩnh vực programmatic advertising.
8) asset-backed security (chứng khoán bảo đảm bằng tài sản): là một loại chứng khoán được phát hành trên cơ sở có sự đảm bảo bằng một tài sản hoặc một dòng tiền nào đó từ một nhóm tài sản gốc của người phát hành.
9) hackathon: là tên gọi một cuộc thi phát triển phần mềm, tên gọi của nó được ghép bởi hai từ “hack” và “marathon”. Hack chỉ việc giải quyết vấn đề sử dụng phương pháp tối ưu nhất, hiệu quả cao nhất trong thời gian ngắn. Marathon chỉ sự ganh đưa dành thứ tự.
10) tấn công Sybil (tấn công mạo nhận): là một hình thức đe dọa bảo mật trên một hệ thống trực tuyến, khi ai đó cố chiếm quyền kiểm soát mạng bằng cách tạo nhiều tài khoản, node hoặc máy tính.
Like fanpage Facebook của Blog Tiền Ảo
Tham gia kênh Telegram của Blog Tiền Ảo
Tham gia Group thảo luận tin tức của Blog Tiền Ảo
Nguồn : Binance Research