Ponzi, mô hình Ponzi hay kế hoạch Ponzi thường được nhắc đến như một hình thức lừa đảo “khét tiếng” và ra đời từ hàng trăm năm nay. Ponzi được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều tổ chức, cá nhận sử dụng Ponzi nhằm kiếm lợi nhuận bất chính từ các nhà đầu tư. Vậy chính các mô hình lừa đảo Ponzi là gì? Nó ra đời thế nào và nhận biết ra sao? Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn.
Mô hình Ponzi là gì?
Mô hình Ponzi là trò vay tiền của người này để trả nợ người khác. Kẻ đi vay đưa ra cam kết trả lợi tức cao cho người cho vay và quảng cáo với họ về những tấm gương đã từng nhận được lợi tức cao trước đây để hấp dẫn người cho vay. Người cho vay bị hấp dẫn bởi lợi tức cao lại thậm chí giới thiệu những người cho vay mới hơn. Bằng hình thức này, kẻ đi vay càng ngày càng vay được những khoản tiền lớn hơn từ nhiều người cho vay mới hơn.
Người chủ của các mô hình Ponzi thường lôi kéo các nhà đầu tư mới bằng cách cung cấp lợi nhuận cao hơn so với các khoản đầu tư khác, với lợi nhuận ngắn hạn hoặc là cao bất thường hoặc kéo dài một cách bất thường.
Mô hình Ponzi đôi khi bắt đầu như một doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, cho đến khi doanh nghiệp không đạt được lợi nhuận kỳ vọng. Doanh nghiệp trở thành một mô hình Ponzi nếu nó sau đó tiếp tục các hành vi gian lận. Dù tình hình ban đầu như thế nào, việc phải trả lợi nhuận cao đòi hỏi một dòng chảy tiền ngày càng tăng từ các nhà đầu tư mới để duy trì mô hình này.
Lịch sử ra đời của mô hình lừa đảo Ponzi
Mô hình Ponzi được đặt theo tên Charles Ponzi hay Carlo Ponzi (phát âm theo tiếng Ý), người đã nổi tiếng với việc áp dụng mô hình này trong năm 1920. Ý tưởng này xuất hiện trong các tiểu thuyết Martin Chuzzlewit năm 1844 và Little Dorrit năm 1857 của Charles Dickens, nhưng Ponzi thực hiện nó trong đời thực và lấy được nhiều tiền đến nỗi mô hình này trở nên nổi tiếng toàn nước Mỹ. Kế hoạch ban đầu của Ponzi là dùng coupon thanh toán quốc tế để trả tiền tem, nhưng sau đó ông ta dùng tiền của những người đến sau trả cho chính mình và những người đến trước.
Dịch vụ bưu chính thời bấy giờ phát triển phiếu trả lời giảm giá toàn cầu cho phép người gửi thư trả trước tiền bưu phí bao gồm cả phí từ người trả lời thư. Người nhận có thể đem phiếu giảm giá đến bưu điện địa phương và đổi nó để lấy tem thư và gửi thư trả lời.
Giá tem thư bưu chính thì biến động và có 1 số nước thì giá tem thư cao hơn nước kia. Ponzi đã thuê mướn nhiều đại lý để mua các phiếu giảm giá tem thư ở các nước rẻ và gửi cho ông ta. Sau đó, ông ta đổi phiếu này lấy tem thư ở những nơi đắt đỏ rồi đem bán. Vậy là có lợi nhuận.
Dạng mua bán này trong từ ngữ chuyên môn gọi là Arbitrage, và được xem là không hợp pháp. Ponzi sau đó trở nên tham lam và mở rộng thêm các nỗ lực. Lấy danh nghĩa công ty của mình, Công ty giao dịch chứng khoán (Securities Exchange Company), ông đã hứa hẹn lợi nhuận 50% trong 45 ngày và 100% trong 90 ngày. Vì thấy ông thành công trong lĩnh vực tem thư, nhà đầu tư đã ngay lập tức bị thu hút. Tuy nhiên, thay vì đem tiền đi đầu tư, ông Ponzi chỉ đem nó để trả lãi cho người cũ và lấy phần còn lại xem như lợi nhuận. Mô hình lừa đảo này tồn tại đến năm 1920 cho đến khi sụp đổ vì cuộc điều tra nhắm vào công ty của ông.
7 dấu hiệu nhận biết mô hình Ponzi
Khái niệm về mô hình lừa đảo Ponzi không kết thúc vào năm 1920. Công nghệ thay đổi và mô hình Ponzi cũng thay đổi. Vào năm 2008, Bernard Madoff bị tố cáo sử dụng mô hình lừa đảo Ponzi để tạo ra các báo cáo giao dịch giả mạo, nhằm chứng minh với nhà đầu tư rằng quỹ đầu tư của mình có lợi nhuận.
Bất kể dùng loại công nghệ gì để vận hành mô hình Ponzi, các hình thức lừa đảo sử dụng mô hình này đều có các đặc điểm tương tự nhau như sau:
- Cam kết mang lại lợi nhuận cao với ít rủi ro
- Lợi nhuận ổn định bất kể điều kiện thị trường biến động ra sao
- Các hình thức đầu tư không được đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền có uy tín
- Các hình thức hoặc chiến lược đầu tư của tổ chức đều được gọi là bí mật hoặc được mô tả rất rắc rối
- Khách hàng không được phép xem các giấy tờ chính thức cho các khoản đầu tư của họ
- Khách hàng rất khó để rút tiền ra khỏi tổ chức
Lời kết
Trên đây là bài viết “Mô hình Ponzi là gì? 7 dấu hiệu nhận biết một mô hình lừa đảo Ponzi” hi vọng Blog tiền ảo đã mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn đọc về mô hình lừa đảo nổi tiếng này. Bạn có thể dựa vào những dấu hiệu trên đê áp dụng cho thị trường tiền điện tử đặc biệt là các mô hình đầu tư ủy thác, để đánh giá được một dự án đầu tư ủy thác có phải lừa đảo hay không, từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn nhất. Chúc bạn thành công.
Xem thêm: Kinh doanh đa cấp (MLM) là gì? Cách nhận biết dự án đầu từ tiền ảo lừa đảo
Tham khảo traderviet.com và Wikipedia
Biên soạn bởi Blogtienao.com
Quá hay…chuẩn kiến thức
Bitconnect có phải là ponZi không nhỉ?
Phải nhé . Nó là mô hình Ponzi . Nói đẹp hơn thì là Matrix Investment !
ad đánh giá sao về bitconnect hiện giờ ạ. mình sợ n đóng cửa sớm nên ko dám đầu tư lớn
Còn nilecoin thì sao nhỉ???
Evencoin có phải mô hình ponzi ko nhỉ?
Cái nào cứ % cao lợi nhuận hằng ngày là ponzi ấy , vd ngày lãi 1% thôi là tháng 30% là đủ ponzi rồi !
Quaeste coin có phải là mô hình này không admin. Thanks bạn đã có bài post rất bổ ít.
mình ko biết con đó nên không dám khẳng định.
Trx ( tron) thì sao ad
Tron (Trx) là 1 loại tiền điện tử, TRX ko phải ponzi, nhưng nếu ai lợi dụng mô hình tronx thì có thể là ponzi, tuỳ mục đích người chủ
Xin giúp mình hiểu rõ về Wotoken – Rất cảm ơn
wotoken là mô hình ponzi mlm đa cấp lừa đảo
Erg có phải ponzi không ạ
phải nha.
ILC có phải ponzi k ad ơi
không phải, nhưng ko biết sau này có có ý định làm ponzi ko? Trước mắt đang nổ quá sức đó bạn.
myaladdinz Và goldtimecoffe có phải ponzi k ad