Thứ Ba, 26 Tháng Mười Một 2024
Blog Tiền Ảo trên Google News

Phân tích tính thanh khoản của thị trường và sự ảnh hưởng của tính thanh khoản đối với giá của các tài sản tiền điện tử và nguồn cung Stablecoin

Đầu năm 2023 chúng ta đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng của toàn bộ thị trường sau thời gian dài điều chỉnh. Từ đến hết tháng 1 năm 2023, Bitcoin đã tăng hơn 39%, đây là mức tăng trong tháng lớn nhất kể từ tháng 10/2021. 

Nhiều người cho rằng đợt tăng giá này là do dòng thanh khoản đã đổ vào gần đây tại các thị trường Hoa Kỳ. Các lĩnh vực tiền điện tử như stablecoin đã bắt đầu phản ánh những xu hướng tích cực thông qua tổng nguồn cung của chúng. 

Bài viết này sẽ phân tích sự gia tăng thanh khoản gần đây và mối quan hệ với hiệu suất giá của tài sản tiền điện tử, cùng với sự gia tăng nguồn cung stablecoin.

Sau khi di chuyển theo các hướng khác nhau trong thời gian FTX sụp đổ, tiền điện tử và cổ phiếu lại bắt đầu di chuyển theo một mô hình tương tự. Hiện tại, có một mối tương quan lớn giữa Nasdaq và Bitcoin, được biểu thị bằng hệ số tương quan là 0,93, điều này cho thấy mối quan hệ tích cực giữa cả hai.

Nguồn: IntoTheBlock

Tăng thị trường chung này có liên quan trực tiếp đến việc giảm của Reverse Repo (1) số dư tài khoản chung của Quỹ Liên bang Hoa Kỳ. Khi lạm phát bắt đầu giảm, thị trường nhìn chung đã leo thang so với dự đoán về khả năng thay đổi chính sách của Cục Dự trữ Liên bang.

Mặc dù Cục Dự trữ Liên bang chưa chính thức công bố bất kỳ kế hoạch nới lỏng các điều kiện tài chính nào, nhưng các nhà đầu tư có thể dự đoán động thái này, vì họ đã quan sát thấy rằng việc tăng cung tiền dẫn đến việc tăng giá trị các tài sản tài chính trong quá khứ.

Mối liên hệ giữa các hành động của Fed đối với thanh khoản và các chuyển động của thị trường có thể tương quan trực tiếp. Thậm chí Bitcoin đôi khi hoạt động như một chỉ báo cho những thay đổi về tính thanh khoản. Mô hình này được nhận thấy trong tháng 5 và tháng 11 năm 2021, đây chính là các đỉnh cục bộ trong thời gian Fed hướng dẫn tích cực.

Trong năm 2020 và 2021, Cục Dự trữ Liên bang đã thực hiện nới lỏng định lượng (QE), dẫn đến sự mở rộng đáng kể bảng cân đối kế toán và các thị trường được hỗ trợ, bao gồm cả thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên vào năm 2022, Cục Dự trữ Liên bang đã tiến hành thắt chặt định lượng (QT), sự kiện này liên quan đến việc giảm tài sản trị giá 458 tỷ đô la khỏi bảng cân đối kế toán.

Việc này đã dẫn đến sự sụt giảm thanh khoản tổng thể đang có trên thị trường, gây nên một sự giảm giá mạnh trong thị trường tiền điện tử. Sự thay đổi trạng thái này đã được nhận thấy nhiều lần dựa trên hành vi của tài sản tiền điện tử, gần đây nhất là sự gia tăng tính thanh khoản có thể được nhận thấy thông qua các lĩnh vực khác nhau.

Tính thanh khoản tăng lên trong thị trường đã bắt đầu ảnh hưởng đến nguồn cung cấp stablecoin có sẵn trong hệ sinh thái. Sự tăng trưởng này cho thấy một dấu hiệu tích cực cho toàn bộ hệ sinh thái tiền điện tử.

Sự tăng trưởng của nguồn cung stablecoin có thể mang lại lợi ích cho hệ sinh thái tiền điện tử theo một số cách: điều này có thể tăng tính thanh khoản, giúp giao dịch trở nên dễ dàng hơn, thúc đẩy việc chấp thuận và áp dụng nhiều hơn, cải thiện sự ổn định của thị trường và tăng hiệu quả của toàn bộ hệ sinh thái. Sự gia tăng gần đây về vốn hóa thị trường của stablecoin có thể liên quan trực tiếp đến việc tăng tính thanh khoản trên thị trường.

Nới lỏng định lượng có thể có tác động tích cực đến các tài sản rủi ro như cổ phiếu, trái phiếu lãi suất cao và các tài sản khác như tiền điện tử, nhưng lại nhạy cảm hơn với những thay đổi này trong chính sách tiền tệ. Ngoài ra, những hành động gần đây được nhận thấy trực tiếp trên tính thanh khoản gia tăng trên thị trường, điều này thể hiện thông qua sự tăng trưởng nguồn cung stablecoin.

Sự liên quan của chính sách tiền tệ và các quyết định kinh tế vĩ mô đã tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong hiệu suất giá của tài sản tiền điện tử. Chủ tịch Fed Jerome Powell đã và đang nỗ lực giữ vững việc thực hiện các biện pháp cần thiết để kiểm soát lạm phát.

Bitcoin vẫn giữ vững trên 20,000 USD, liệu 2023 sẽ là năm phục hồi?

Các hành động chính sách tiền tệ này ảnh hưởng đến tiền mã hóa và thị trường vốn thông qua tác động của chúng đối với tính thanh khoản. Hơn nữa, những tác động mang lại cho sự tăng trưởng nguồn cung stablecoin có thể là lợi cho hệ sinh thái tiền điện tử bằng cách tăng tính thanh khoản, giúp giao dịch dễ dàng hơn, ngoài ra còn giúp tăng sự chấp thuận đối với người dùng và cải thiện sự ổn định của thị trường.

Nguồn bài viết: https://coinmarketcap.com/alexandria/article/analysis-of-market-liquidity-and-its-effect-on-crypto-asset-s-price-and-stablecoin-supply-intotheblock

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Có thể bạn quan tâm

Quốc gia này đang lên kế hoạch dở bỏ lệnh cấm tiền điện tử

Trong bối cảnh ngành công nghiệp tiền điện tử được đón nhận rộng rãi thì mới đây quốc gia này đã thông báo sẽ...

Úc áp dụng Khung báo cáo thuế tiền điện tử quốc tế

Bộ Tài chính Úc đang kêu gọi người dân chia sẻ ý kiến về việc áp dụng hệ thống mới để báo cáo hoạt...

Archax ra mắt Quỹ token hóa trị giá 3,8 tỷ USD trên XRP

Ripple và Archax đã ra mắt quỹ token hóa đầu tiên trên XRP Ledger (XRPL) . Động thái mang tính đột phá này là nhờ...

Bài viết liên quan

Quảng Cáo