Giao dịch tiền số tại Việt Nam đạt 100 tỉ USD mỗi năm, cần sớm có khung pháp lý.
Dù chưa có hành lang pháp lý rõ ràng, quy mô giao dịch tiền kỹ thuật số của người Việt vẫn ước đạt khoảng 100 tỉ USD mỗi năm, với 27 triệu tài khoản tham gia trong 3 năm gần đây – theo thông tin từ hội thảo “Sandbox tiền kỹ thuật số” sáng 24-4.
TS. Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM, cho biết đa phần lợi nhuận từ tài sản mã hóa hiện diễn ra tại các thị trường nước ngoài như Singapore, Mỹ, Hồng Kông, khiến nhà đầu tư Việt Nam đối mặt với rủi ro lớn khi thiếu sự bảo vệ pháp lý trong nước.
Không cấm, mà phải quản
Ông Vũ nhấn mạnh: “Không thể để xảy ra tình trạng không quản được thì cấm.”
Thay vào đó, Việt Nam cần thí điểm hành lang pháp lý theo mô hình sandbox, nhằm bảo vệ nhà đầu tư, người môi giới và người nắm giữ tài sản số.
Kinh nghiệm từ các nước như Mỹ, Singapore, Dubai cho thấy việc ưu tiên bảo vệ người tiêu dùng sẽ tạo nền tảng phát triển bền vững.
“Nhiều nhà đầu tư hay doanh nghiệp hoạt động về tiền số chia sẻ rất muốn đóng thuế nhưng chưa biết đóng thuế như thế nào, cho ai… Nếu có quy định, đây là khoản thu rất lớn vừa bảo đảm cho thị trường này phát triển bền vững.
Sắp tới, Việt Nam dự kiến sẽ thí điểm 5 sàn giao dịch tiền số có giới hạn sở hữu nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời phát triển các mô hình mới như sàn ICO và sàn chứng khoán phi tập trung, tạo sức hút riêng biệt cho thị trường tài chính.
Tiềm năng nguồn thu và yêu cầu bảo mật
Ước tính, nếu có cơ chế thu thuế rõ ràng, nguồn thu từ thị trường tiền số có thể đạt tới 800 triệu USD mỗi năm.
Bên cạnh đó, cần áp dụng công nghệ AI để kiểm soát rủi ro, đồng thời xây dựng quỹ bảo hiểm tiền số để tăng niềm tin cho nhà đầu tư, nhất là sau các sự cố lớn như vụ Bybit bị hack 1,5 tỉ USD mới đây.
Việt Nam là cường quốc thế giới về trade coin nhưng pháp lý vẫn bỏ ngỏ