Sự sụp đổ của FTX được cho là đã châm ngòi cho một tranh chấp pháp lý quốc tế lớn giữa Hoa Kỳ và Khối thịnh vượng chung Bahamas.
Chính phủ Bahamas được cho là đã làm việc với cựu Giám đốc điều hành FTX Sam Bankman-Fried để phát hành một loại tiền điện tử mới do các quan chức Bahamas kiểm soát.
Sau sự sụp đổ của FTX vào tháng 11, các quan chức chính phủ Bahamas được cho là đã yêu cầu Bankman-Fried đúc các tài sản kỹ thuật số mới trị giá “hàng trăm triệu đô la”, luật sư của FTX cho biết trong một hồ sơ tòa án.
Báo cáo cũng nêu ra rằng các quan chức của Bahamas đã cố gắng giúp Bankman-Fried lấy lại quyền truy cập vào các hệ thống máy tính quan trọng của nền tảng giao dịch FTX.
Theo các luật sư Mỹ, các quan chức Bahamas “chịu trách nhiệm chỉ đạo truy cập trái phép” vào các hệ thống FTX nhằm chiếm quyền kiểm soát tài sản kỹ thuật số.
Để hỗ trợ cho cáo buộc về sự hợp tác giữa chính quyền Bahamas và SBF, các luật sư người Mỹ đã tung bằng chứng rằng SBF đã mở các khoản rút tiền cho tất cả các khách hàng quốc tịch Bahamas.
Vào ngày 10 tháng 11, chỉ một ngày trước khi FTX nộp đơn xin phá sản, công ty cho biết họ đã bắt đầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc rút tiền của công dân Bahamas , với lý do tuân thủ các quy định của đất nước này.
Các báo cáo khác cũng cho thấy SBF có mối liên hệ mật thiết với chính phủ Hoa Kỳ.
Theo một số báo cáo, SBF đã chi khoảng 40 triệu đô la để hỗ trợ Đảng Dân chủ trong chu kỳ chính trị 2021–2022.
FTX ủng hộ 70 triệu đô cho Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa trước thềm bầu cử 2022
Giám đốc điều hành Tesla, Elon Musk, suy đoán rằng số tiền mà SBF thực sự quyên góp cho các ứng cử viên Đảng Dân chủ là hơn 1 tỷ USD.
Xem thêm:
- Canada cấm đòn bẩy tiền điện tử, các sàn giao dịch phải tách biệt tiền của người dùng
- Giá trị bị khóa trong Defi đã giảm hơn 25% kể từ khi FTX sụp đổ
- CEO Paxful cảnh báo các nhà đầu tư không nên để Bitcoin trên các sàn giao dịch