Thứ Năm, 21 Tháng Mười Một 2024

Chỉ báo CCI là gì? Hướng dân sử dụng chỉ báo kênh hàng hóa chi tiết

 

Chỉ báo CCI

Chỉ báo (CCI) là gì?

Chỉ báo CCI hay chỉ báo kênh hàng hóa là một chỉ số linh hoạt dùng để xác định xu hướng giá hoặc cảnh báo các mức quá mua, quá bán.

Chỉ báo được giới thiệu trên tạp chí “Commodities” năm 1980 và Donald Lambert là người đã phát triển nó.

Ban đầu tác giả dùng CCI để xác định các vòng quay theo chu kỳ trong hàng hóa. Nhưng chỉ số này có thể được áp dụng thành công cho các loại tài sản như cổ phiếu, tiền điện tử, cặp forex,..

Xem ngay: Thị trường ngoại hối là gì?

Nói chung, CCI đo mức giá hiện tại so với mức giá trung bình trong một khoảng thời gian nhất định. CCI tương đối cao khi giá vượt xa mức trung bình, nhưng tương đối thấp khi giá thấp hơn so với mức trung bình.

Theo cách này, CCI có thể được sử dụng để xác định mức quá bán hoặc quá mua.

chỉ báo kênh hàng hóa CCI

Công thức tính chỉ báo CCI

Công thức tính toán chỉ số CCI sau đâu được quy định bởi chính tác giả của chỉ báo này:

CCI = (Giá trung bình – SMA20 của giá điển hình) / (0.015 x Độ lệch trung bình)

Giải thích các bước để tính chỉ báo CCI:

  • Giá trung bình = (Giá đỉnh + giá đáy + giá đóng) / 3
  • Tính giá trị đường trung bình động đơn giản SMA của giá trung bình. Khung thời gian ban đầu được sử dụng phổ biến là 20 ngày. Nhưng hiện nay thường sử dụng khung thời gian 14 ngày nhiều hơn.
  • Lấy giá trị tuyệt đối của Giá trung bình và SMA20 ngày.
  • Tính độ lệch chuẩn của đường SMA và 0.015 là một hằng số.

Ngày nay, thời điểm mà các công cụ, các phần mềm phân tích phát triển vượt bậc thì việc anh em thực hiện tính toán này không phải quan tâm cho lắm. Bởi những ứng dụng như MT4 hay MT5 sẽ giúp anh em giải quyết khó khăn này. Mình đưa công thức chỉ giúp anh em hình dung cách nó tính toán thôi nhé.

Cách hoạt động của chỉ báo CCI

Chỉ báo CCI đo lường sự khác biệt giữa giá hiện tại và giá trung bình trong một khoảng thời gian. Chỉ báo dao động trên hoặc dưới mức 0. Nó di chuyển vào hai vùng tích cực hoặc tiêu cực.

Chỉ số này có mức tăng trên 100 phản ánh hành động giá mạnh có thể báo hiệu sự bắt đầu của một xu hướng tăng. Các mức giảm dưới -100 phản ánh hành động giá yếu có thể báo hiệu sự bắt đầu của một xu hướng giảm.

Có khoảng 2/3 giá trị của CCI nằm trong khoảng từ -100 đến 100. Còn lại 1/3 giá trị nằm ngoài phạm vi đó. Điều này cho thấy yếu điểm hoặc sức mạnh của biến động giá.

Đây là một chỉ số hàng đầu, phân tích biểu đồ có thể tìm kiếm các điều kiện quá mua, quá bán và báo trước một sự đảo ngược giá trung bình.

Tương tự, phân kỳ tăng và giảm có thể được sử dụng để phát hiện sự dịch chuyển sớm và dự đoán sự đảo ngược xu hướng.

Bây giờ, sẽ hướng dẫn anh em giao dịch trong từng trường hợp.

Sử dụng chỉ báo CCI trong xác định xu hướng

Hãy phân tích ví dụ về việc sử dụng chỉ báo CCI xác định xu hướng:

Biểu đồ bên dưới sử dụng CCI-20 ngày. Có 4 tín hiệu xu hướng trong vòng bảy tháng (được đánh dấu mũi tên xanh, đỏ). Đối chiếu lên biểu đồ thì  CCI-20 ngày không phù hợp với các tín hiệu dài hạn.

Nên phân tích biểu đồ trên khung thời gian hàng tuần hoặc hàng tháng. Như tài sản trong minh họa đạt đỉnh vào ngày 11-01 sau đó sụp xuống. CCI di chuyển xuống dưới mức -100 sau 8 ngày kế tiếp để báo hiệu bắt đầu di chuyển kéo dài.

Sau đó, giá chạm đáy vào ngày 08-02. Chỉ báo CCI di chuyển lên trên 100 vào 6 ngày sau để báo hiệu bắt đầu một đợt điều chỉnh kéo dài. CCI không nắm bắt được giá đỉnh hoặc đáy chính xác. Nhưng nó có thể giúp lọc ra những động thái không đáng kể và tập trung vào xu hướng lớn hơn.

CCI đã kích hoạt tín hiệu tăng khi giá tăng trên 60 vào tháng 6. Một số nhà giao dịch có thể đã xem xét việc mua quá mức.

Với tín hiệu tăng giá, trọng tâm là các thiết lập tăng với tỷ lệ phần thưởng rủi ro thấp. Lưu ý rằng tài sản này đã lấy lại khoảng 60% của lần sụp xuống trước đó và hình thành một mô hình flag giảm vào cuối tháng 6. Sự tăng vọt tiếp theo trên đường xu hướng cung cấp một tín hiệu tăng giá khác và chỉ báo CCI vẫn ở chế độ tăng.

xác định xư hướng mới nổi lên với cci

Xác định mức quá mua, quá bán với chỉ báo CCI

Xác định mức quá mua, quá bán khá khó khăn với chỉ báo CCI vì:

  • Thứ nhất, CCI là một bộ dao động không liên kết. Về lý thuyết, không có giới hạn tăng hoặc giảm. Nghĩa là lớn hơn 100 và có thể nhỏ hơn -100. Điều này làm cho việc đánh giá việc quá mua hoặc quá bán là chủ quan.
  • Thứ hai, giá tài sản có thể tiếp tục tăng cao hơn sau khi CCI ở mức quá mua. Tương tự, giá tài sản đó có thể tiếp tục giảm xuống sau khi chỉ báo CCI ở mức quá bán.

Định nghĩa về quá mua và quá bán khác nhau đối với Chỉ số kênh hàng hóa (CCI). Còn có giá trị -200 và 200 là một mức độ khó hơn nhiều để đạt được và đại diện cho một mức quá mua, quá bán thực thụ.

Biểu đồ dưới đây là tài sản GOOG và việc sử dụng chỉ báo CCI-20 ngày. Các đường ngang ở mốc -200 và 200 đã được thêm vào biểu đồ.

Từ đầu tháng 2 đến đầu tháng 10, CCI đã vượt quá mức 200 hơn 4 lần. Các đường nét đứt màu đỏ hiển thị CCI di chuyển trở lại dưới 200. Còn các đường nét đứt màu xanh hiển thị khi CCI di chuyển trở lại trên -200.

Có thể thấy, đây là một mô hình và tín hiệu không rõ ràng. Lưu ý, GOOG tiếp tục tăng cao hơn ngay cả sau khi CCI ở mức quá mua vào giữa tháng 9 và di chuyển xuống dưới -200.

chỉ báo CCI và cổ phiếu google

Sự phân kỳ Bullish và Bearish

Khái niệm

  • Một sự phân kỳ tăng xảy ra khi giá tạo đáy thấp hơn. Còn chỉ báo CCI thì hình thành đáy mới cao hơn, điều này cho thấy đà giảm ít hơn.
  • Một phân kỳ giảm hình thành khi ghi giá tạo đỉnh mới cao hơn. Còn CCI thì lại hình thành đỉnh mới thấp hơn, cho thấy đà tăng ít hơn.

Trước khi quá tin tưởng vào sự phân kỳ là các chỉ báo đảo chiều, hãy lưu ý rằng sự phân kỳ có thể gây hiểu nhầm trong một xu hướng mạnh mẽ.

Ví dụ: Một xu hướng tăng mạnh có thể cho thấy nhiều phân kỳ giảm trước khi một đỉnh mới được thành lập. Ngược lại, phân kỳ tăng thường xuất hiện trong các xu hướng giảm kéo dài.

Trong khi sự phân kỳ có thể báo trước sự đảo ngược xu hướng. Các nhà phân tích biểu đồ nên đặt điểm xác nhận cho CCI hoặc biểu đồ giá.

Một phân kỳ giảm có thể được xác nhận với CCI phá vỡ dưới mức 0 hoặc phá vỡ vùng hỗ trợ trên biểu đồ giá. Tương tự, một phân kỳ tăng có thể được xác nhận với CCI phá vỡ trên mức 0 hoặc phá vỡ vùng kháng cự trên biểu đồ giá.

Ví dụ

Biểu đồ dưới đây sử dụng CCI 40 ngày. Khung thời gian dài hơn để giảm độ biến động giá. Có ba phân kỳ khá lớn trong khoảng thời gian 7 tháng.

Đầu tiên, giá đẩy lên mức cao mới vào đầu tháng 5. Nhưng chỉ báo CCI đã không vượt quá mức cao nhất trong tháng 3 và hình thành sự phân kỳ giảm. Một sự phá vỡ vùng hỗ trợ trên biểu đồ giá và CCI di chuyển vào vùng -100 xác nhận sự phân kỳ vài ngày sau đó.

Tiếp theo, một sự phân kỳ tăng đã hình thành vào đầu tháng 7 khi giá chuyển xuống mức đáy thấp hơn. Nhưng CCI hình thành mức đáy cao hơn. Sự khác biệt này đã được xác nhận khi CCI di chuyển lên vùng 100.

Cũng lưu ý rằng giá tài sản đã lấp đầy khoảng trống (Filled GAP) vào cuối tháng 6 với mức tăng đột biến vào đầu tháng 7.

Cuối cùng, một sự phân kỳ giảm hình thành vào đầu tháng 9 và được xác nhận khi CCI tiến vào vùng -100. Mặc dù có xác nhận CCI, giá không bao giờ phá vỡ vùng hỗ trợ và sự phân kỳ không dẫn đến đảo ngược xu hướng.

Nên có thể nhận định rằng: Không phải tất cả phân kỳ tạo ra tín hiệu tốt. Tùy trường hợp như đã phân tích nhé.

chỉ báo cci và sự phân kỳ

Giải thích ký hiệu trên biểu đồ:

  • Higher high: Đỉnh cao hơn.
  • Filled gap: Đã lấp đầy khoảng trống.
  • Lower low: Đáy thấp hơn
  • Confirmation:Xác nhận
  • Bearish divergence: Phân kỳ giảm
  • Bullish divergence: Phân kỳ tăng

Tổng kết

Vậy tóm tắt một vài điểm anh em học được qua bài phân tích sử dụng chỉ báo CCI:

CCI (Chỉ báo kênh hàng hóa) là một chỉ báo dao động giúp bạn xác định giá đỉnh hoặc đáy của một loại tài sản. Có thể chỉ ra sự suy yếu hoặc kết thúc của một xu hướng. Qua đó giúp bạn tham gia giao dịch ngay khi xu hướng đang bắt đầu hoặc thoát khỏi giao dịch trước khi nó đi ngược lại bạn…

Cuối cùng hãy kết hợp CCI với các chỉ báo mà Blogtienao đã đề cập. Tất cả các chỉ báo đều đã được cung cấp đầy đủ trên website. Bài viết không phải lời khuyên đầu tư, hãy tự nghiên cứu và đánh giá nhé. Thanks!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Hên Vãi
Hên Vãihttps://blogtienao.com/tac-gia/hen-vai/
Hi, Mình là Hên Vãi, Founder & CEO của Blog TIền Ảo (BTA). Mình rất đam mê làm cộng đồng, vì thế mới sinh ra blogtienao.com từ 2017. Mình hy vọng các kiến thức trên BTA sẽ giúp ích cho các bạn.
- Advertisement -