Thứ Hai, 25 Tháng Mười Một 2024

AVANLANCHE – Liệu có là một hidden gem ??

Tính tới thời điểm hiện tại chúng ta có thể xác nhận được rằng thị trường đã chính thức bước vô kỳ downtrend. BTA nghĩ ắt hẳn mọi người ai cũng có những bài học kinh nghiệm cho chính bản thân mình.

Thời điểm này cũng là lúc mọi người nên bình tĩnh và trang bị thêm cho mình những kiến thức bổ ích. AVANLANCHE sẽ là cái tên mà BTA sẽ điểm qua ở bài viết này. Mong rằng mọi người sẽ có được cách nhìn cụ thể đối với nền tảng này.

Avanlanche (AVAX) là gì ?

Avalanche (AVAX) được xem là một nền tảng có cấu trúc mạng lưới ô (Umbrella Platform) cho phép khởi chạy các ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi), tài sản tài chính, giao dịch cùng nhiều dịch vụ khác.

Các nhà phát triển tại Ava Labs tuyên bố Avalanche là một trong những nền tảng mã nguồn mở sử dụng hợp đồng thông minh tiên phong xác nhận những giao dịch siêu tốc chưa đầy một giây, mang đến bộ công cụ hỗ trợ phát triển Ethereum và cho phép hàng triệu người xác nhận tham gia độc lập với tư cách là nhà sản xuất khối đầy đủ.

Mục đích cơ bản của Avalanche là trở thành một thứ gì đó hữu ích của sàn giao dịch tài sản toàn cầu. Avalanche thuộc nhóm dự án có concept “Internet of Blockchain” như Cosmos, Polkadot. Đây là một mạng lưới các Blockchain được thiết kế chuyên biệt dựa trên Avalanche Consensus nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư khám phá, quản lý và giao dịch các tài sản thị trường tư nhân.

Một điểm khác biệt chính giữa Avalanche và các mạng phi tập trung khác là consensus protocol (giao thức đồng thuận).

Vào tháng 9 năm 2020, Avalanche chính thức ra mắt mạng lưới chính Blockchain với Token gốc của nền tảng là AVAX sở hữu nhiều nhiệm vụ khác nhau trong các giao thức của Avalanche. Hơn nữa, Token AVAX còn có chức năng như một hệ thống thanh toán và phát phần thưởng cho người dùng.

Vấn đề mà Avanlanche giải quyết ?

Khả năng mở rộng và phi tập trung

Các blockchain đang gặp khó khăn để cân bằng giữa khả năng mở rộng và sự phi tập trung. Với số người dùng ngày càng cao và nhiều hoạt động, một mạng càng mất nhiều thời gian để tạo ra sự đồng thuận khi xác thực các giao dịch hợp lệ.

Các blockchain mới cố gắng giải quyết vấn đề này bằng những tiến bộ công nghệ và Avalanche đã giải quyết tốt vấn đề này.

Fee

Vấn đề phổ biến được thấy với các blockchain lớn là Ethereum chính là phí gas.

Lưu lượng truy cập cao và sự gia tăng người dùng thường làm fee tăng cao. Điều này làm trở ngại với nhiều người dùng. Ví dụ, sự phổ biến của Ethereum và việc thiếu các lựa chọn thay thế đã dẫn đến lưu lượng truy cập và phí luôn cao và khó giảm xuống. Các tương tác smart contract phức tạp thậm chí còn có phí đắt hơn.

Khả năng tương tác

Các dự án khác nhau những nhu cầu khi sử dụng blockchain. Trước đây, dự án luôn phải làm việc trên Ethereum. Vì vậy, một blockchain cá nhân hoặc một blockchain riêng tư sẽ không phù hợp với nhu cầu của họ.

Đội ngũ phát triển

Emin Gün Sirer – CEO

Emin Gün Sirer là một giáo sư khoa học máy tính tại Đại Học Cornell. Ông tập trung nghiên cứu về hệ điều hành, mạng lưới và hệ thống phân tán. Tên tuổi của ông lan truyền rộng rãi nhờ sự thành công của nghiên cứu và triển khai loại tiền điện tử đầu tiên sử dụng Proof-of-Work (PoW) để đúc tiền. Ông đã có nhiều năm gắn bó với Bitcoin (BTC) và các mạng phi tập trung. Avalanche Consensus chính là sự tiếp nối trực tiếp từ nghiên cứu của ông, chấp thuận khối lượng giao dịch cao hơn đáng kể so với BTC và cạnh tranh với Visa. Ngoài ra, ông còn là đồng giám đốc sáng kiến về Cryptocurrencies and Smart Contracts (IC3).

John Wu – Chủ tịch

Với hơn 20 năm kinh nghiệm ở vị trí giám đốc điều hành Fintech và gần đây nhất là giám đốc điều hành của SharesPost Digital Assets Group, nhà đầu tư công nghệ tại các công ty như Tiger, Management, Kingdon Capital và Sureview Capital, John Wu tham gia vào Avalanche như một phần trong việc mua lại Investery – nền tảng Saas do anh thành lập nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư quản lý và giao dịch các tài sản trong thị trường tư nhân.

Maofan “Ted” Yin – CPA

Ted đam mê thiết kế và xây dựng những hệ thống phân tán thực tế, giải quyết các vấn đề như khả năng chịu lỗi, thiếu hiệu quả đồng thuận,… Công trình nghiên cứu của ông bao gồm những giao thức Snow/ Avalanche và HotStuff, là giao thức đồng thuận nền tảng được sử dụng bởi Facebook Libra.

Kevin Sekniqui – COO

Trước khi nghiên cứu về Avalanche, Kevin được biết đến với vai trò ứng cử viên tiến sĩ về Khoa học máy tính tại Cornell, nghiên cứu trong hệ thống phân tán, mật mã, bảo mật và kinh tế. Ông đã từng có những nghiên cứu phần mềm cực kỳ thành công tại các tổ chức nổi tiếng như Microsoft, NASA JPL.

Ngoài ra, dự án Avalanche còn được cố vấn bởi Maureen O’Hara – giáo sư tài chính tại trường Quản lý Jonhson, Đại học Cornell và Adam Kravetz – giám đốc vận hành của ETF Market Making and Arbitrage.

Hệ sinh thái của Avanlanche (AVAX)

Trên nền tảng Avalanche được tích hợp sẵn 3 Blockchain là: chuỗi trao đổi (X-Chain), chuỗi nền tảng (P-Chain) và chuỗi hợp đồng (C-Chain) và được xác nhận, bảo mật bởi mạng chính (Primary Network), Được biết, mạng chính là một mạng con đặc biệt mà tất cả thành viên của những mạng con tùy chỉnh sẽ thành thành viên của mạng chính này bằng cách Staking ít nhất 2.000 AVAX

Chuỗi trao đổi (X-chain)

Hoạt động của X-Chain như một nền tảng phi tập trung để tạo và giao dịch các tài sản thông minh kỹ thuật số, đại diện cho tài nguyên trong thế giới thực (vốn sở hữu, trái phiếu) với một bộ quy tắc nhằm chi phối hành vi của nó. Ví dụ như “không thể được giao dịch được cho đến ngày mai” hoặc “quy định chỉ được gửi cho công dân Hoa Kỳ”.

Mỗi tài sản được giao dịch trên X-Chain đều được gọi là AVAX. Do đó, khi bạn giao dịch cho một Blockchain trên Avalanche, bạn bắt buộc phải trả một khoản phí bằng AVAX.

Chuỗi nền tảng (P-Chain)

Đây là chuỗi siêu dữ liệu trên Avalanche thực hiện điều phối các trình xác thực, theo dõi hoạt động của các mạng con và cho phép tạo ra những mạng con mới. Ngoài ra, P-Chain còn thực hiện giao thức đồng thuận Snowman.

Chuỗi hợp đồng (C-Chain)

Thông qua cách sử dụng API của C-Chain, bạn được phép tạo ra những hợp đồng thông minh. Và C-Chain chính là một ví dụ điển hình của máy ảo Ethereum được cung cấp bởi Avalanche.

Avax-chain

Thông tin kỹ thuật

Mạng Avalanche bao gồm nhiều blockchain sử dụng thuật toán đồng thuận Proof of Stake (PoS), mỗi blockchain này được gọi là một mạng con (subnet). Mỗi mạng con hoạt động như một mạng nhỏ, với hàng nghìn mạng con hoạt động cùng lúc trong Avalanche. Điều này dẫn đến thời gian phản hồi rất ngắn để xác nhận giao dịch, giúp hệ thống mạng chính và mạng con này có khả năng xử lý đến 4.500 giao dịch mỗi giây trên toàn cầu. Trong khi đó, Etherum sử dụng thuật toán đồng thuận Proof of Work (PoW), chỉ có thể xử lý 14 giao dịch mỗi giây

Avax-Kỹ thuật

Nhìn chung, Avalanche bao gồm ba blockchain khác nhau: X-chain (chuỗi trao đổi), P-Chain (chuỗi nền tảng) và C-Chain (chuỗi hợp đồng). Mạng chính xác nhận và bảo mật cho cả ba blockchain. X-Chain sử dụng đồng coin AVAX để có thể tạo và trao đổi tài sản. P-Chain tạo và duy trì các mạng con. C-Chain tạo ra các hợp đồng thông minh. Các doanh nghiệp có thể sử dụng Avalance để truy cập các ứng dụng tài chính phi tập trung và blockchain một cách an toàn, chi phí thấp và nhanh chóng hơn bất cứ hệ thống hiện có nào

Điều gì đã làm cho dự án Avanlanche trở nên khác biệt ?

Avanlanche đặc biệt vì nó cung cấp khả năng lập trình cao cho các nhà phát triển. Đồng thời giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao dịch mà các đồng tiền điện tử khác hay gặp phải, đặc biệt là Etherum.

Các tính năng nổi bật:

  • Hiệu suất cao: có thể xác nhận các giao dịch gần như là ngay lập tức, với khả năng xử lý đến 4.500 giao dịch mỗi giây.
  • Khả năng mở rộng: Avalanche sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS), cung cấp khả năng bảo vệ Sybil cho chuỗi khối. Hệ thống cho phép hàng chục nghìn validator hoạt động trong hệ thống mà vẫn đảm bảo khả năng chống lại các cuộc tấn công.
  • Khả năng tùy biến: nhà phát triển có quyền kiểm soát cách mà các hợp đồng thông minh hoạt động.
  • Khả năng xây dựng blockchain chuẩn hóa riêng tư hoặc công khai của người dùng.

Xây dựng dApps nhanh chóng, chi phí thấp, tương thích với Solidity.

AVAX-Comparing-to-others

Điểm khác biệt cối lõi của Avanlanche: Giao thức đồng thuận Avanlanche

Đề xuất giá trị lớn nhất của Avalanche là việc tạo ra giao thức đồng thuận của riêng mình, giao thức này thường được gọi là “bước đột phá lớn tiếp theo trong các giao thức đồng thuận”.

Được gọi là giao thức đồng thuận Avalanche, nó tích hợp các lợi ích của cơ chế đồng thuận của Bitcoin được gọi là Đồng thuận Nakamoto và các giao thức đồng thuận cổ điển như Khả năng chịu lỗi Byzantine thực tế (PBFT) và Tendermint / Cosmos, đã được sử dụng trong 40 năm qua trong các hệ thống phân tán.

Chuỗi khối Avalanche có trọng lượng nhẹ và tiết kiệm năng lượng, cần rất ít năng lượng. Quan trọng hơn, nó có thể mở rộng đến hàng triệu trình xác nhận mà không ảnh hưởng đến khả năng thông lượng cao của nó. Nền tảng của Avalanche được tạo thành từ ba blockchain cốt lõi:

Chuỗi trao đổi (X-Chain): Nền tảng để tạo và giao dịch tài sản tiền điện tử

Chuỗi nền tảng (P-Chain): Điều phối trình xác thực, tạo điều kiện tạo mạng con và chuỗi khối tùy chỉnh

Chuỗi hợp đồng (C-Chain): Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo, thực hiện và quản lý hợp đồng thông minh

Kiến trúc mô-đun của Avalanche như một “nền tảng của các nền tảng” được quy trực tiếp vào trọng tâm của khả năng tương tác, vì nó cho phép hỗ trợ cho bất kỳ loại blockchain nào được xây dựng trên nền tảng của nó.

Sự linh hoạt này trong việc khám phá các cấu trúc khác nhau của các chuỗi khối tùy chỉnh thúc đẩy sự đổi mới có thể được thu hoạch trong ngành công nghiệp non trẻ này.

Một số thông tin cơ bản của Avax

Usecase

Thanh toán

Token Avalanche có thể dùng trong một số ứng dụng DeFi trên nền tảng như một khoản chi phí phải trả khi thực hiện mọi giao dịch trên smart contract của Ava Labs.

Staking và nhận thưởng

Xuất phát từ cơ chế Staking, khi tham gia tối thiểu 2.000 AVAX, người dùng có thể trở thành những nhà khai thác và xây dựng Token con của Avalanche dựa trên nền tảng AVAX.

Cơ chế quản trị

So với những nền tảng khác trên Blockchain, Avalanche có điểm khác biệt lớn về cơ chế quản trị. Đó là phần thưởng đặt cọc có thể thay đổi năng động khi hệ thống phát triển. Ở năm đầu tiên, phần thường Staking hàng năm sẽ dồn mục tiêu vào tỷ lệ đào tiền từ 7% – 12%.

Token AVAX là Token có tổng cung giới hạn. Nguồn cung cấp cho mạng chinhs sẽ là 360 triệu Token và tổng giới hạn được đặt ở 720 triệu Token. Trong khi đó, hệ thống sẽ liên tục mint các Token mới đến khi chúng đạt giới hạn tối đa, các khoản phí cho những hoạt động khác sẽ bị tiêu hủy. Toàn bộ hoạt động trên Avalanche chính sẽ trả phí trong AVAX nên củng cố AVAX là đơn vị tài khoản trung tâm trong hệ thống.

Thông tin cơ bản của AVAX

  • Tên:Avalanche
  • Ticker:AVAX
  • Blockchain: Avalanche CHAIN
  • Proof of type: PoS
  • Thuật toán:Snow
  • Ngày khai thác:2020-07-15
  • Cung lưu thông:243,189,806.81 AVAX.
  • Tổng cung:395,328,681 AVAX

Phân bổ của AVAX

  • Tài trợ cộng đồng và nhà phát triển:7%
  • Đối tác:5%
  • Seed Sale:5%
  • Private Sale:64%
  • Public Sale:10%
  • Đội ngũ:10%
  • Airdrop:5%
  • Sáng lập:36%
  • Staking reward:50%

Token Sale

  • Seed sale: 0.33$/AVAX.
  • Private Sale: 0.5$/AVAX.
  • Public Sale: 0.5-0.85$/AVAX

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

- Advertisement -