Đã đến lúc để Solana đe dọa ETH chưa? Giá Solana đang tăng và liên tiếp lập ATH. Nhưng Solana dựa vào đâu để có thể tăng trưởng mạnh như vậy?
Trong bài viết này, BTA sẽ giải thích Solana là gì, điều gì là lợi thế của SOL và liệu nó có phải là “Ethereum Killer” tiềm năng hay không?
*Lưu ý: bài viết dựa theo quản điểm cá nhân, không được xem là khuyến nghị đầu tư*
Giống như Cardano, Solana là một dự án blockchain Proof of Stake (PoS). Dự án ra mainet beta vào tháng 3 năm 2020. Tuy nhiên, blockchain Sol chỉ mới có thêm nhiều dApps vào đầu năm nay.
Solana đã đặt cho mình một mục tiêu đầy tham vọng. Nhóm nghiên cứu đằng sau dự án không muốn gì khác hơn là giải quyết vấn đề nan giải của công nghệ blockchain.
Vấn đề nan giải của Blockchain là một khái niệm được đưa ra bởi người sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin. Anh nói rằng có ba vấn đề chính mà các nhà phát triển gặp phải khi xây dựng các blockchain.
Ba vấn đề này là: phi tập trung, bảo mật và khả năng mở rộng.
Phi tập trung có nghĩa là việc quản lý một blockchain không phải là trách nhiệm của một người hoặc chỉ một nhóm nhỏ. Việc kiểm soát mạng phải được phân bổ đồng đều cho càng nhiều người tham gia càng tốt.
Mạng blockchain cũng phải có cơ chế phòng vệ bảo mật phù hợp để ngăn chặn các tác nhân độc hại chiếm quyền kiểm soát hoặc gây hại cho mạng.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, khả năng mở rộng đóng một vai trò thiết yếu đối với mỗi nền tảng. Để một mạng lưới phát triển không bị cản trở, các blockchain phải hỗ trợ một số lượng lớn các giao dịch và người dùng.
Lấy ví dụ như Bitcoin và Ethereum. Cả hai mạng đều có mức độ bảo mật và phân quyền cao. Tuy nhiên, cả hai đều không đủ khả năng mở rộng, phí giao dịch quá cao hoặc thời gian giao dịch quá lâu.
Solana cũng có các hợp đồng thông minh để các nhà phát triển có thể xây dựng các dApps khác nhau. Theo đó, Sol hiện đang phát triển hệ thống tài chính phi tập trung (DeFi).
Quan trọng nhất, dự án lên kế hoạch như thế nào để giải quyết vấn đề nan giải về blockchain?
Lý do 1: Solana và công nghệ của nó
Ethereum phổ biến do tính linh hoạt và sự ra đời đột phá của hợp đồng thông minh, nhưng nó cũng thường bị tắc nghẽn, Ethereum hay bị than phiền là chậm và đắt. Lý do cho điều này là khả năng mở rộng hạn chế hiện tại của Ethereum.
Blockchain Ethereum hiện chỉ có thể xử lý tối đa 15 giao dịch mỗi giây. Khi hoạt động trên mạng lưới tăng cao, các giao dịch vượt quá khả năng giới hạn này.
Người dùng phải trả phí cao hơn vào những thời điểm như vậy để đảm bảo các thợ đào xử lý giao dịch của họ nhanh nhất có thể.
Chính vì vậy, phí gas có lúc tăng vọt đến mức chóng mặt, khiến nhiều người dùng không thể sử dụng mạng do chi phí quá cao.
Nhiều blockchain đối thủ đang nhắm vào điểm yếu này của Ethereum. Nhiều dự án cam kết rằng họ có thể đảm bảo trải nghiệm nhanh hơn và rẻ hơn cho người dùng. Tuy nhiên, thông thường, họ phải hy sinh khía cạnh bảo mật hoặc phân quyền.
Solana cũng hứa hẹn sẽ xây dựng một mạng lưới có khả năng mở rộng nhanh hơn nhiều so với bất kỳ blockchain nào hiện có và thậm chí hơn cả VISA.
Sol đã hỗ trợ khoảng 50.000 giao dịch mỗi giây (TPS) kể từ giữa năm 2021, tạo ra các khối mới cứ sau 400 mili giây với sự trợ giúp của 200 node xác thực. Họ làm tất cả điều này trong khi phí gần bằng không.
Theo trang web của Solana, 200 node đó hiện đã phát triển lên hơn 1.300 node. Điều này làm cho mạng Sol phi tập trung và tăng bảo mật hơn nhiều so với cách đây vài tháng.
Người sáng lập Anatoly Yakovenko tuyên bố bước đột phá của Solana là kết quả của “8 đổi mới quan trọng”.
Lý do 2: Sản phẩm và đối tác
Một lý do quan trọng khác cho sự thành công của Ethereum là vô số các ứng dụng được xây dựng dựa trên nó, bao gồm gaming, dịch vụ tài chính, dự án media và tất nhiên, các dự án blockchain khác dựa trên giao thức ERC-20 của Ethereum để duy trì hồ sơ giao dịch của riêng họ.
Hệ sinh thái của Solana nhỏ hơn nhiều. Hiện tại, chuỗi khối của Sol có hơn 2 tỷ USD tài sản được thế chấp. Trong khi đó, trên Ethereum, có hơn 107 tỷ USD.
Tuy nhiên, Solana đã có một khởi đầu đầy hứa hẹn với các công cụ và ứng dụng dành cho nhà phát triển. Hơn nữa, blockchain này có thể đã tìm thấy một ngách tiềm năng trong lĩnh vực tài chính phi tập trung.
Ví dụ, sàn giao dịch FTX đã tung ra một sàn giao dịch phái sinh phi tập trung có tên là Serum trên Solana. Một công ty Thụy Sĩ có tên là Digital Assets AG đang sử dụng Solana để cung cấp cổ phiếu được mã hóa.
Các dự án Defi khác như Raydium (tương tự như Uniswap) và Bonfida cũng đóng góp vào sự phát triển của Solana và nhiều dự án khác như SolStarter đang được triển khai.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Solana đã hợp tác với nhiều tên tuổi nổi bật trong thế giới tiền điện tử, bao gồm ứng dụng nhắn tin Kik, đã thông báo vào tháng 4 rằng họ sẽ tích hợp với Sol; Circle và FTX, đang cùng có kế hoạch mở rộng hoạt động stablecoin của họ với sự trợ giúp của Solana.
Lý do 3: Yếu tố SBF
FTX hỗ trợ Solana theo nhiều cách. Đứng đầu FTX là tỷ phú 29 tuổi Sam Bankman-Fried. Anh ấy cũng được biết đến trong lĩnh vực tiền điện tử với biệt danh “SBF”.
Sự hỗ trợ của SBF, cũng là một nhà đầu tư vào Solana, có tầm quan trọng không nhỏ. SBF cùng Vitalik Buterin và Changpeng Zhao (CZ) là những người có ảnh hưởng lớn, được mọi người biết đến rộng rãi trên mạng xã hội.
Vai trò của SBF với tư cách là người bảo trợ và ủng hộ Solana là rất quý giá, nó đem đến sự chú ý của giới truyền thông và niềm tin của nhà đầu tư vào hệ sinh thái Solana, chưa kể với các nguồn lực mà anh ấy hiện có sẽ còn mang lại lợi ích rất lớn cho Solana.
Tất nhiên, sự ủng hộ của SBF không đảm bảo rằng Solana sẽ thành công trong dài hạn, nhưng nó giúp giải thích sự thăng tiến vượt bậc của Solana trong một khoảng thời gian ngắn.
Nếu bạn chưa có tài khoản Binance thì đăng ký tại đây nhé: https://blogtienao.com/go/binance
Xem thêm:
- SEC: Tiền điện tử có thể làm cuộc cách mạng lớn tương tự Internet
- El Salvador thành lập quỹ tín thác Bitcoin trị giá 150 triệu USD
- Bitcoin tăng sát 50.000 USD mừng lễ 2/9