Các báo cáo đã tuyên bố rằng Triều Tiên “đã hack được 1,7 tỷ USD tiền điện tử từ các sàn giao dịch” – và các chuyên gia cho rằng Bình Nhưỡng đang tích lũy lâu dài các đồng coin này, thay vì ngay lập tức đổi chúng ra tiền mặt.
Newsis và Chosun, trích dẫn các tuyên bố do công tố viên liên bang Hoa Kỳ công bố, tin tặc Triều Tiên đã “âm mưu với các tội phạm rửa tiền khác” để “ăn cắp tiền điện tử” từ ít nhất “ba sàn giao dịch tài sản ảo” trước khi “rửa tiền”.
Trích dẫn dữ liệu từ công ty phân tích blockchain của Mỹ Chainalysis và Viện Nghiên cứu Chính sách Asan có trụ sở tại Hàn Quốc (một tổ chức tư vấn chính sách quốc tế hàng đầu), ít nhất ba vụ hack sàn giao dịch tiền điện tử có liên quan trực tiếp đến Triều Tiên – cụ thể là một vụ hack trên nền tảng của Slovenia vào năm 2017, một vụ năm 2018 ở Indonesia và một vụ hack ở New York vào năm 2020.
Các nhà chức trách Hàn Quốc cũng đổ lỗi cho Bình Nhưỡng về một cuộc tấn công năm 2017 vào nền tảng Bithumb.
Các chuyên gia Mỹ cũng cho rằng Bình Nhưỡng có liên quan đến vụ tấn công trị giá 281 triệu USD vào KuCoin, trong khi Seoul nói rằng Triều Tiên đứng sau hai cuộc tấn công năm 2017 làm tê liệt sàn giao dịch tiền điện tử YouBit có trụ sở tại Hàn Quốc, khiến sàn này buộc phải đóng cửa sau vụ hack thứ hai.
Các chuyên gia có trụ sở tại Seoul và Washington tuyên bố vào năm 2018 rằng Bình Nhưỡng đã đào tạo một nhóm 20-30 “chiến binh mạng” ưu tú – hướng dẫn họ tấn công các mục tiêu tiền điện tử của phương Tây và đồng minh mà không bị trừng phạt.
Một số cáo buộc cho rằng Triều Tiên sử dụng các tiền điện tử có được của mình để thanh toán cho các chương trình vũ khí, thì những người khác lại không chắc chắn như vậy – họ cho rằng Triều Tiên có thể đang tích trữ dài hạn, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.
Thành viên cao cấp Koh Myung-hyun của Viện Nghiên cứu Chính sách Asan đã trích dẫn như sau:
“Thực tế là giá bitcoin (BTC) đã tăng hơn 60 lần kể từ năm 2017, khi các tin tặc Triều Tiên bắt đầu tấn công các sàn giao dịch tiền điện tử một cách nghiêm túc, Triều Tiên đang sử dụng tiền điện tử đánh cắp dưới góc độ đầu tư dài hạn. Đối với Triều Tiên, tiền điện tử đã trở thành tài sản tài chính duy nhất có thể mua bán được khi nước này đang chịu các lệnh trừng phạt kinh tế chặt chẽ và sử dụng nó cho các mục đích liên quan đến trốn tránh lệnh trừng phạt ”.
Tuy nhiên, Triều Tiên được cho là không sẵn sàng để giữ tiền điện tử của mình mãi mãi, các chuyên gia ở Hàn Quốc tuyên bố rằng “thách thức cuối cùng mà tin tặc Triều Tiên phải đối mặt” là thanh lý “các tiền điện tử bị đánh cắp”.
Sau khi cuối cùng chuyển đổi các đồng coin thành tiền mặt, Triều Tiên muốn sử dụng tiền để xây dựng một điểm du lịch ven biển được mong đợi từ lâu – Khu du lịch Wonsan-Kalma – cũng như một bệnh viện đa khoa mới tại thủ đô.
Xem thêm:
- Tỷ phú Mexico: ‘Tránh xa tiền giấy, hãy mua Bitcoin’
- Nền tảng hoán đổi NFT MetaSwap bị cáo buộc đã rug pull 600 nghìn đô la
- Binance nhận được giấy phép cung cấp dịch vụ tiền điện tử ở Canada