Giá “đồng thuận” của Pi Network: Kỳ vọng viển vông?
Trong khi cộng đồng người dùng Pi Network tại Việt Nam và nhiều quốc gia tiếp tục kỳ vọng giá trị “đồng thuận toàn cầu” (GCV) lên đến 314.159 USD mỗi đồng Pi, các chuyên gia tiền số khẳng định đây là một giấc mơ không tưởng.
Dù đã “mở mạng” hơn 2 tháng, giá thực tế của Pi hiện chỉ khoảng 0,6 USD, giảm mạnh từ mức đỉnh 3 USD hồi tháng 2/2025.
GCV xuất phát từ một chiến dịch tự phát do người dùng khởi xướng từ năm 2022, nhưng chưa từng được đội ngũ phát triển Pi Core Team xác nhận.
Mô hình hoạt động dựa vào cộng đồng, các “Đại sứ Pi” được chọn tại từng khu vực nhằm tổ chức sự kiện và lan truyền kỳ vọng giá.
Tuy nhiên, không có nền tảng thực tiễn nào chứng minh được mức giá hàng trăm nghìn USD này.
Nhiều dấu hiệu gây tranh cãi và cảnh báo từ chuyên gia
Các chuyên gia cho rằng giá trị thực của một đồng tiền số phụ thuộc vào tiện ích thực tế, khả năng giao dịch và mức độ thanh khoản — điều mà Pi Network vẫn chưa thể chứng minh.
CEO sàn Bybit, Ben Zhou, thậm chí từng từ chối niêm yết Pi, cho rằng dự án có dấu hiệu đa cấp và thiếu minh bạch.
Justin Bons, nhà phân tích kỳ cựu và sáng lập Cyber Capital, cũng gọi Pi là “trò lừa đảo cần tránh xa”. Pi bị so sánh với mô hình tiếp thị đa cấp do phụ thuộc vào hoạt động mời gọi người dùng mới và xây dựng cộng đồng qua mạng xã hội.
Cộng đồng mạnh không đồng nghĩa với giá trị thực
Dù sở hữu hơn 60 triệu người tham gia toàn cầu, Pi Network chưa tạo ra ứng dụng thực tế rõ ràng hay tiện ích nổi bật.
Theo các chuyên gia, “giá trị đồng tiền không đến từ khẩu hiệu hay niềm tin tập thể, mà từ nhu cầu thị trường”.
Với tổng cung lên đến 100 tỷ Pi, mức giá kỳ vọng của cộng đồng là hoàn toàn phi thực tế.