Ethereum 2.0 – bản nâng cấp được chờ đợi từ lâu cho Ethereum đang đến gần. Việc nâng cấp có nghĩa là Ethereum sẽ chuyển từ cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW) của nó sang Proof of Stake (PoS). Hiểu 1 cách đơn giản là thay vì chúng ta cần chạy các quy trình máy tính phức tạp để khai thác ETH, thì chúng ta có thể stake (khoá) ETH để nhận phần thưởng.
Cùng với thời gian, PoS sẽ dần ngừng khai thác Ethereum và điều này sẽ ảnh hưởng đặc biệt đến các Miners trong không gian tiền điện tử. Với việc chuyển hoàn toàn sang cơ chế đồng thuận Proof of Stake của Ethereum sẽ ảnh hưởng như thế nào đến Miners? Mọi người hãy xem chi tiết bài viết của BTA Hub nhé!
Sự chuyển đổi của Ethereum
Ethereum đã trên con đường dài chuyển đổi từ giao thức đồng thuận Proof of Work sang Proof of Stake trong hơn 2 năm qua. Bất chấp sự chậm trễ lặp đi lặp lại, nhóm phát triển Ethereum cuối cùng đã tiến gần đến việc thực hiện thay đổi lớn cho Ethereum trong tháng 9 tới.
Ethereum sẽ chính thức chuyển sang Proof of Stake vào năm 2022 với bản cập nhật The Merge được dự kiến vào ngày 19/09 tới, với việc nâng cấp The Merge, Ethereum sẽ hợp nhất với chuỗi Beacon Chain để chuyển đổi hoàn toàn sang Proof of Stake (bằng chứng cổ phần) thông qua bản cập nhật này. Beacon Chain (hay Phase 0) là giai đoạn đầu tiên của việc chuyển đổi cơ chế đồng thuận Ethereum từ bằng chứng công việc (Proof of Work) sang bằng chứng cổ phần (Proof of Stake).
Sau khi The Merge xảy ra, độ khó khai thác sẽ tăng vọt do difficulty bomb (quả bom độ khó), đây là một cơ chế loại bỏ động cơ khai thác Ethereum để có lợi cho việc staking.
Việc chuyển đổi của Ethereum và tác động tích cực đến các blockchain khác
Khai thác tiền điện tử là một chủ đề gây tranh cãi và có thể là một trong những lý do lớn nhất khiến cho nhiều người có nhiều ý kiến trái chiều với tiền điện tử. Mặc dù Proof of Work là một cơ chế rất đáng tin cậy và đã được thử nghiệm tốt để bảo mật một mạng phi tập trung, nhưng nó lại rất tốn nhiều năng lượng và ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Trong lịch sử phát triển của blockchain, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều bài báo trực tuyến thảo luận về lượng điện khổng lồ được sử dụng bởi việc khai thác Bitcoin; một trong những lý do khiến Trung Quốc cấm khai thác là do áp lực lên lưới điện và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Thay đổi lón nhất với Ethereum 2.0 là việc chuyển đổi sang một cơ chế đồng thuận mới đó là Proof of Stake. Proof of Stake gần như không yêu cầu về điện và một số blockchain lớn như Cardano đã sử dụng Proof of Stake trong vài năm qua và vẫn đang cho thấy sự hiệu quả.
Với Ethereum là blockchain lớn thứ hai sau Bitcoin ở thời điểm hiện tại, việc chuyển đổi từ Proof of Work sang một cơ chế đồng thuận mới không sử dụng năng lượng sẽ là một lợi ích to lớn đối với môi trường. Khối lượng lớn công việc được thực hiện bởi nhóm phát triển Ethereum cũng sẽ giúp mở đường cho các blockchain khác thực hiện những thay đổi tương tự trong tương lai.
Với việc chuyển qua Proof of Stake, đội ngũ phát triển cũng hi vọng giải quyết vấn đề mở rộng của Ethereum và sẽ giúp giảm phí giao dịch trên blockchain này.
Ảnh hưởng đến Miners
Với sự suy giảm thị trường trong những tháng vừa qua khiến cho việc khai thác tiền điện tử gặp nhiều khó khăn đối với Miners. Tỷ lệ băm của mạng Ethereum đang dao động quanh mức cao nhất mọi thời đại và chi phí hoạt động cao hơn do giá năng lượng tăng – khiến các thợ đào rơi vào tình trạng khó khăn.
Ngoài ra tỷ suất lợi nhuận cũng đang giảm vì độ khó khai thác mạng của Ethereum tăng lên” khi ngày càng có nhiều thợ đào tham gia vào mạng lưới.Tuy nhiên, ngay cả khi giá của Ethereum tăng lên, việc nâng cấp The Merge và chuyển hoàn toàn sang Proof of Stake của Ethereum nhiều khả năng sẽ kết thúc việc khai thác có lãi của các Miners.
Quả bom độ khó sẽ khiến việc khai thác Ethereum về cơ bản trở nên vô giá trị, có nghĩa là bất kỳ ai hiện đang khai thác ETH sẽ phải chuyển sang một đồng tiền khác hoặc bán Graphics card (card đồ họa) của họ để chuyển qua hình thức Staking. Có các loại tiền điện tử hoạt động dựa trên Proof of Work khác có thể được khai thác bằng phần cứng dành cho các Miners để thu lợi nhuận; tuy nhiên với nhiều Miners Ethereum đang tìm kiếm các đồng tiền mới để khai thác, các lựa chọn thay thế này có thể không mang lại lợi nhuận. Có khả năng sẽ khó tiếp tục khai thác tiền điện tử có lợi nhuận trừ khi có những thay đổi lớn về sự phổ biến của một số token nhất định.
Những lựa chọn thay thế dành cho Miners và khó khăn dành cho họ
Có một số loại đồng coin khác ngoài Ethereum, có thể được các Miner triển khai như Ethereum Classic, Ravencoin, Firo, Beam,… Có thể thấy, theo bảng ở bên trên thì những đồng coin này hiện đang mang lại lợi nhuận, nhưng chúng gần như không tạo ra lợi nhuận bằng Ethereum và có giá trị vốn hóa thị trường nhỏ hơn nhiều khi so sánh với Ethereum.
Và một trong những nhược điểm lớn nhất của việc khai thác một đồng coin có vốn hoá nhỏ hơn đó sự biến động mạnh của nó khi so sánh với Ethereum (đặc biệt là trong bear market), có nghĩa là những đồng coin có vốn hoá nhỏ sẽ có sự tăng và giảm đáng kể hơn so với các đồng coin lớn hơn như Ethereum. Và những đồng coin này cũng được liệt kê trên ít sàn giao dịch hơn, điều này có thể khiến việc bán chúng để kiếm lời trở nên phức tạp hơn dành cho các Miners.
Cùng với khi Ethereum chuyển sang Proof of Stake, sẽ có một lượng lớn Miners chuyển sang khai thác các altcoin có lợi nhuận. Việc có nhiều Miners mới cùng một lúc sẽ khiến độ khó khai thác của đồng coin đó tăng lên đáng kể. Vì các mạng không thể tăng tốc độ chúng tạo ra các khối và với việc nhiều Miners khai thác 1 đồng coin hơn sẽ có sự cạnh tranh lớn, nên khả năng giải được 1 khối và lợi nhuận của Miners sẽ giảm đi đáng kể.
Tổng kết:
Với việc chuyển từ cơ chế Proof of Work (PoW – bằng chứng công việc) sang cơ chế Proof of Stake (PoS – bằng chứng cổ phần) sẽ giúp Ethereum trở nên thân thiện với người dùng hơn và ngày càng loại bỏ các Miners khỏi mạng lưới đồng nghĩa lượng CO2 thải ra môi trường cũng thấp hơn.
Hi vọng qua bài viết của BTA Hub sẽ giúp cho mọi người có thêm thông tin bổ ích và đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của BTA Hub nhé!