Từ đầu năm đến nay, USDT chắc chắn là loại tiền điện tử có mức tăng vốn hóa mạnh nhất trong thị trường. Với một lượng lớn USDT được tung ra thị trường như vậy thì một câu hỏi được đặt ra lúc này: “Liệu ai đang mua số lượng khổng lồ đó”?
Và câu hỏi này đã tìm ra được một phần nguyên nhân chính.
Trong một báo cáo mới từ Sino Capital cho biết rất nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đang đổ xô mua USDT. Tuy nhiên, họ không muốn mọi người biết điều này nhằm tránh “con mắt” của chính phủ.
Tether đã bổ sung 5 tỷ đô USDT kể từ năm 2020, khiến vốn hóa thị trường của loại tài sản này tăng cao gấp 10 lần so với bất kỳ stablecoin nào khác. Một phần lớn nhu cầu đến từ 100.000 nhà đầu tư nhỏ lẻ và tổ chức tại Trung Quốc (theo ước tính), những người không thể truy cập trực tiếp vào các cặp tiền điện tử.
USDT là một cách rất phổ biến đối với các nhà đầu tư tiền điện tử Trung Quốc tham gia vào thị trường. Hầu hết các sàn giao dịch đều cung cấp một loạt các tùy chọn OTC.
Tại quốc gia châu Á này, nếu bạn mua tiền điện tử trực tiếp bằng Nhân Dân tệ thì có khả năng rất lớn tài khoản ngân hàng của bạn lập tức bị đóng băng. Một nhân viên làm việc tại một sàn OTC cho biết:
Giao dịch bằng Nhân Dân tệ (CNY) với Bitcoin không phải là bất hợp pháp về mặt kỹ thuật, nhưng bất kỳ ai làm như vậy sẽ bị khóa hoặc thậm chí đóng tài khoản ngân hàng. Giao dịch USDT sang Bitcoin cũng không hẳn hoàn toàn hợp pháp, nhưng nó được chấp nhận.
Theo CEO một sàn giao dịch địa phương, cách thức giao dịch kiểu này là kiến thức “giao dịch an toàn” tự ngầm hiểu giữa các nhà đầu tư.
Trong thời gian gần đây, đã có rất nhiều tài khoản ngân hàng của các trader và thợ mỏ tại Trung Quốc bị đóng băng trong một chiến dịch “đàn áp” mạnh tay của chính quyền nước này lên tiền điện tử. Vì thế, có khả năng cộng đồng sẽ còn chứng kiến sức mua USDT mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm:
- Toàn thị trường ‘đỏ lửa’, bitcoin lại một lần nữa bị trả về
- Khối lượng giao dịch P2P bitcoin đạt kỷ lục mới tại Mỹ
- Vitalik Buterin là ai? Cậu bé vàng của “làng tiền điện tử”