Thái độ của các Chính phủ
Chính phủ có thể cấm Bitcoin, nhưng sẽ không ngăn được người dân chấp nhận nó.
Những điều đang diễn ra ở Maroc đã chứng minh điều đó một lần nữa.
Các chính phủ trên thế giới ngày càng lo sợ về sự phát triển không ngừng của Bitcoin. Ở các nước lớn, Bitcoin vẫn chưa đe dọa đáng kể đối với nền kinh tế của họ, vậy nên các chính trị gia chỉ công kích Bitcoin bằng lời nói chứ chưa có những hành động đi xa hơn.
Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển hoặc các nước có chế độ độc tài thì mọi chuyện nghiêm trọng hơn nhiều, vì ở các quốc gia này Bitcoin đã trở thành phương tiện thanh toán hàng ngày.
Bitcoin đang là giải pháp hàng đầu, mang lại sự tiện lợi cho hàng triệu người, do đó đồng nội tệ của những nước này dần dần bị người dân xa lánh.
Chính phủ không thể chấp nhận sự cạnh tranh này, vì vậy họ đã phản ứng bằng cách cấm sử dụng Bitcoin.
Phản ứng của họ thường giống nhau: đe dọa cấm sử dụng và sở hữu Bitcoin. Một số quốc gia thì miễn cưỡng làm như vậy vì họ cảm thấy rằng điều này sẽ chỉ chứng minh cho sự tồn tại của Bitcoin. Bitcoin được tạo ra để mang lại sức mạnh tiền tệ cho người dân. Cấm nó chỉ cho thấy rằng vấn đề mà Bitcoin giải quyết là có thật.
Vấn đề khiến các chính trị gia đau đầu vì không thể giải quyết là: “Làm thế nào cấm được một hệ thống thanh toán phi tập trung?”. Các giải pháp đã được tạo ra cho phép mạng Bitcoin tiếp tục được sử dụng ngay cả khi không có Internet.
Ở khía cạnh tâm lý con người thì thứ gì càng bị cấm lại càng thu hút nhiều sự quan tâm hơn.
Xem ngay: Các quy định mới nhất về tiền điện tử ở Châu Á từ vòng tay mở rộng đến cấm đoán hoàn toàn
Maroc cấm Bitcoin năm 2017
Một ví dụ điển hình có thể thấy được là ở Maroc. Tại quốc gia Bắc Phi này, chỉ 29% cư dân có tài khoản ngân hàng, theo báo cáo năm 2019 của Ngân hàng Thế giới. Do đó, đối với người Maroc, một hệ thống thanh toán như Bitcoin là một điều cần thiết.
Ngân hàng Trung ương Maroc đã tiến hành nghiên cứu để phát triển đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình trong tương lai. Kể từ năm 2017, Maroc đã quyết định cấm Bitcoin và tiền điện tử trên lãnh thổ của mình. Chính phủ đã ra điều luật quy định các giao dịch Bitcoin và tiền điện tử là bất hợp pháp ở trong nước. Bất cứ ai bị phát hiện có giao dịch Bitcoin sẽ phải chịu những hình phạt nghiêm khắc.
Bất chấp những rủi ro luôn rình rập, các công dân Maroc vẫn tiếp tục giao dịch Bitcoin hàng ngày. Hãy nhớ những gì Fred Hampton đã từng nói khi ông đấu tranh cho quyền công dân của người da đen ở Mỹ: “ Bạn có thể giết một nhà cách mạng nhưng không thể giết một cuộc cách mạng”
Bitcoin là một cuộc cách mạng, những người sử dụng Bitcoin được coi là những nhà cách mạng. Chính phủ có thể truy lùng, cấm đoán những người sử dụng Bitcoin nhưng không thể ngăn cản cuộc cách mạng do Bitcoin tạo ra.
Quay trở lại ví dụ của Maroc, người dân thích sự tự do và riêng tư mà Bitcoin mang lại cho họ, điều mà các ngân hàng không thể có.
Tất nhiên, vẫn có một số người dân đầu cơ Bitcoin và tiền điện tử để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, khả năng tự giao dịch không phụ thuộc vào bên thứ ba mới là mối quan tâm chính của đa số người dân Maroc.
Ở một đất nước mà chỉ một phần ba dân số có thể tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, Bitcoin là một công cụ tài chính tuyệt vời để thu hút số lượng lớn người sử dụng. Tất cả những gì bạn cần là điện thoại thông minh và kết nối Internet để sử dụng Bitcoin.
Khối lượng giao dịch ở Maroc trên nền tảng LocalBitcoins và Paxful đã tăng đều đặn kể từ đầu năm 2020:
Từ năm 2019 đến năm 2020, số liệu từ LocalBitcoins cho thấy khối lượng giao dịch P2P BTC tăng lên 30% ở Maroc. Từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 2 năm 2021, mức tăng này là 215%. Tháng 2 năm 2021 là tháng tốt nhất trong lịch sử ở Maroc trên nền tảng này.
Điều này càng khẳng đinh cho điều đã nhắc đến ở đầu bài, chính phủ có thể cấm Bitcoin nhưng không thể ngăn người dân chấp nhận nó.
Trong khi ở các nước phương Tây, Bitcoin chủ yếu được xem như một công cụ lưu trữ giá trị, nhưng nó đã là một phương tiện thanh toán thiết yếu ở quốc gia đang phát triển này. Việc các chính phủ cấm nó không làm thay đổi nhu cầu của những người dân đối với Bitcoin.
Một số người tiếp tục lo sợ rằng khi Bitcoin trở thành mối đe dọa quá lớn đối với hệ thống tiền pháp định, các chính phủ sẽ làm mọi cách để cấm nó. Ví dụ về Maroc, và cả ở Nigeria hoặc Pakistan, cho thấy rõ ràng rằng Hoa Kỳ, Canada hoặc châu Âu sẽ không quan tâm đến việc đi theo hướng cấm đoán này.
Để đề phòng loại lệnh cấm này, Bitcoin vẫn phải là hệ thống phi tập trung an toàn nhất trên thế giới. Chính sự phân quyền của Bitcoin đã giúp người dùng của nó hoàn toàn chống lại sự kiểm duyệt. Nếu thành quả lao động của bạn được lưu trữ trong mạng lưới Bitcoin, không ai có thể tước đoạt chúng vì những lý do tùy tiện.
Lời Kết
Việt Nam chúng ta vẫn đang giữ thái độ trung lập đối với bitcoin, không ủng hộ nhưng cũng không có những lệnh cấm nghiêm khắc, nhà nước ta vẫn đang thảo luận tìm cách quản lý tài sản kỹ thuật số. Đây có thể là cơ hội hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư trong nước.
Tuy nhiên bạn có thể yên tâm, miễn là Bitcoin vẫn có các thuộc tính cơ bản như ngày nay, thì ngay cả lệnh cấm của các chính phủ cũng không thể ngăn cản sự chấp nhận của công chúng. Một khi Bitcoin ngày càng phổ biến hơn, không có cách nào để ngăn chặn nó. Những lãnh đạo chính phủ của các quốc gia trên thế giới sẽ phải chấp nhận và thích ứng nó, hoặc có nguy cơ bị tụt hậu trong cuộc cách mạng Blockchain đang ngày càng bùng nổ này.